(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, từ khoảng giữa tháng 4, trên đỉnh dốc Cun (ngã ba giữa quốc lộ 6 và đường 12B, thuộc địa phận xã Thu Phong, huyện Cao Phong) lại xuất hiện chợ hoa quả. Gọi là "chợ” vì ngày ít có khoảng 10 hàng bán hoa quả, ngày nhiều có đến gần 20 hàng hoa quả bày bán ở đây. Chợ hoạt động từ mùa đào vào tháng 4 đến hết mùa mận hậu vào khoảng cuối tháng 7 hàng năm.


Người bán đào bày thành dãy dài, sát lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT khu vực đỉnh dốc Cun.

Theo quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, những người bán đào, mận ở đây chủ yếu là người dân tộc Mông thuộc các xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu) và một số xã của huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La). Nhanh nhẹn chọn đào cho chúng tôi, em Tràng Thị Hua (xã Chiềng Di 2, huyện Vân Hồ) cho biết: Đầu tháng 4 bắt đầu thu hoạch đào. Giống đào được trồng nhiều hiện nay là đào lai (ghép mắt đào Pháp vào gốc cây đào mèo truyền thống - PV), cho quả giòn, ngọt, vỏ có màu vàng đỏ, có lông, được người tiêu dùng yêu thích. Đào bán buôn tại vườn chỉ khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg nhưng nếu mang xuống đây bán lẻ được giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg và cũng khá dễ bán. Đào chín nhanh nên khi bắt đầu chín cả gia đình phải tập trung thu hoạch, vừa bán buôn, vừa bán lẻ.

Thời kỳ cuối tháng 4, cam Cao Phong đã gần hết vụ, giá bán khá cao, khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg, do đó khi đào Sơn La "đổ bộ” đã được khá nhiều người tiêu dùng trên địa bàn TP Hòa Bình lựa chọn. Có cung ắt có cầu, đó cũng là lý do những ngày này đào Sơn La xuất hiện khá nhiều trên địa bàn TP Hòa Bình, từ chợ Phương Lâm, chợ Thái Bình, chợ Tân Thịnh cho đến cổng các công ty có đông công nhân như Công ty thấu kính R, Công ty May Việt Hàn… nhưng tập trung đông nhất, hình thành "chợ đào” thì phải là trên đỉnh dốc Cun.

Sở dĩ người bán đào tập trung đông về khu vực đỉnh đốc Cun, "đóng chốt” và hình thành chợ đào tại đây là vì "buôn có bạn, bán có phường” và nhiều người bán đào còn chia sẻ rằng "vì bán ở vỉa hè trong thành phố sẽ bị đô thị dẹp, vừa bán vừa phải lo chạy”. Thức thời với sự hình thành và tồn tại của chợ đào trên đỉnh dốc Cun, một số hộ dân sống xung quanh đây đã mở ra dịch vụ cho thuê ô bạt che mưa nắng với giá 10.000 đồng/ngày, cho thuê trọ ngủ qua đêm, nấu cơm thuê…

Suốt 3, 4 tháng vụ đào, vụ mận, bà con dân tộc Mông ngày đi bán hàng tại chợ đào đỉnh dốc Cun hoặc rải rác khắp thành phố, tối lại tập trung về ngủ trọ tại một số nhà nghỉ bình dân khu vực đỉnh dốc Cun. Sáng hôm sau, đào, mận sẽ được gửi từ Sơn La xuống bằng xe khách và theo những người bán hàng đi khắp thành phố. Vì vậy mà vài năm trở lại đây, chợ đào, mận trên đỉnh dốc Cun đã hình thành, tồn tại ngày qua ngày.

Bên cạnh những tiện ích cho người muốn mua hàng, chợ hoa quả trên đỉnh dốc Cun tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ATGT, là nỗi bức xúc của khá nhiều lái xe thường xuyên lưu thông qua đây.

Theo quan sát của chúng tôi, tại khu vực này không có bãi đất trống làm chợ nên hoa quả được người bán hàng bày bán bên lề đường, sát lòng đường. Anh Bùi Văn Thành, lái xe tuyến Hòa Bình - Sơn La bức xúc: "Đây là khu vực ngã ba, lại là đỉnh dốc, lòng đường thì hẹp. Người mua dừng xe, mua bán chọn hàng, mặc cả ngay dưới lòng. Nhiều người hồn nhiên dừng xe, không quan sát mà mở cửa rồi vội vàng đi sang đường để mua hoa quả khiến xe đi cùng chiều giật mình, phanh gấp. Thậm chí có cả những chiếc xe du lịch 24 chỗ dừng đỗ ngay dưới lòng đường, chiếm luôn cả làn đường khiến xe đi cùng chiều buộc phải lấn làn để đi qua, rất nguy hiểm, nhất là tại vị trí đỉnh dốc. Tình trạng bán hàng đã tồn tại vài năm nay nhưng chưa được quan tâm giải quyết, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT và khiến cho cánh lái xe chúng tôi rất bức xúc mỗi khi qua đây”.

Dương Liễu


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục