(HBĐT) - Bằng nhiều hoạt động thiết thực như phối hợp tổ chức dạy nghề, phục hồi chức năng, trao tặng xe lăn, phẫu thuật chỉnh hình… Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã trở thành địa chỉ tin cậy của những người tàn tật, trẻ mồ côi và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.


Các hội viên khuyết tật và trẻ mồ côi được hỗ trợ đào tạo nghề tạo việc làm tại Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành.

Đối với những người khuyết tật, trẻ mồ côi huyện Lương Sơn và các vùng lân cận, Trung tâm bảo trợ nhân đạo Minh Đức từ lâu đã trở nên quen thuộc. Đến với trung tâm, người khuyết tật và trẻ mồ côi không chỉ được hướng dẫn học nghề may, thêu ren mà còn được hỗ trợ để có việc làm với mức thu nhập ổn định từ 2 - 3 triệu đồng/tháng.

Cùng với Trung tâm Bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức, Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (thành phố Hòa Bình) cũng là cơ sở đào tạo nghề quen thuộc cho nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh hiện nay. Được thành lập từ năm 2003, Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành đã đào tạo nghề miễn phí cho hơn 4.000 người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh với các nghề may, thêu, mây, tre đan, chổi chít… Sau khi học xong, nhiều người khuyết tật đã gắn bó với trung tâm và có việc làm, thu nhập ổn định, có điều kiện để hòa nhập xã hội và khám phá chính bản thân mình thông qua các lớp học văn hóa, năng khiếu về âm nhạc, nhạc cụ do trung tâm phối hợp tổ chức. Trung tâm đã se duyên và trở thành mảnh đất lành cho nhiều cặp vợ chồng người khuyết tật gây dựng mái ấm, ổn định cuộc sống.

Toàn tỉnh hiện có 2,2 vạn người tàn tật và trẻ mồ côi, chiếm gần 3% dân số, trong đó, người tàn tật không còn khả năng lao động hơn 6 nghìn người, trẻ mồ côi 2.878 cháu. Đa số người khuyết tật và trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh sống trong hoàn cảnh khó khăn. ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh cho biết: Thực tế, để tạo việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động hiện nay là rất khó do tỉnh ta còn là một tỉnh nghèo, không có nhiều doanh nghiệp, mặt khác, số lượng doanh nghiệp chấp nhận tuyển lao động khuyết tật cũng chưa nhiều. Tuy nhiên, với sự phối hợp của các cấp, các ngành, Hội cũng đã kết nối để một số doanh nghiệp có các ngành nghề phù hợp với điều kiện lao động khuyết tật như nghề may tuyển dụng để người khuyết tật có việc làm. Bên cạnh đó, Hội cũng đã tuyên truyền, vận động để người khuyết tật học các nghề như xoa bóp bấm huyệt để người khuyết tật có thể tự tìm được việc làm hoặc liên kết mở các trung tâm, điểm xoa bóp bấm huyệt. Trong năm 2017, Hội đã phối hợp với các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh mở lớp dạy nghề cho 113 học viên; tổ chức sản xuất tại địa phương cho 122 học viên, giới thiệu việc làm cho 74 lao động. Ngoài ra, Hội cũng phối hợp triển khai hỗ trợ sinh kế cho các gia đình có người khuyết tật có việc làm và nguồn thu bằng dự án hỗ trợ bò cho gia đình người khuyết tật. Năm 2017, dự án triển khai tại 5 xã và đã trao 62 con bò giúp các gia đình có hội viên khuyết tật tăng thêm thu nhập.

Cùng với việc hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho người khuyết tật, Hội người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã tranh thủ nguồn lực ngoại tỉnh, chủ yếu ủng hộ bằng hiện vật, kết nối để các nhà hảo tâm trao trực tiếp cho đối tượng. Năm 2017, Hội đã vận động được 1.414 triệu đồng (gồm cả hiện vật quy ra tiền), trong đó vận động ngoài tỉnh 782 triệu đồng, trong tỉnh 632 triệu đồng. Hội đã tiếp nhận 260 xe lăn, xe đẩy trị giá 529 triệu đồng trao tặng người khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh; vận động xây 1 nhà, sửa chữa 2 nhà tình thương cho hội viên khó khăn về nhà ở, trị giá 171 triệu đồng và tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình hội viên trị giá 94 triệu đồng.

 P.L

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục