(HBĐT) -Tiêu chí thu nhập được xem là tiêu chí khó hoàn thành trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong những năm qua, huyện Yên Thủy đã nhân rộng các mô hình kinh tế phù hợp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện nông nghiệp, để giải được bài toán về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo, đặc biệt là đối với những xã vùng 135, đòi hỏi Yên Thủy phải thực hiện những giải pháp đồng bộ không chỉ giúp nhân dân phát triến sản xuất mà còn nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Nhiều mô hình sản xuất giúp người dân tăng thu nhập

Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy, toàn huyện có 6 xã hoàn thành tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo, gồm: Đoàn Kết, Yên Lạc, Phú Lai, Ngọc Lương, Yên Trị và Lạc Thịnh. Trong đó có 5 xã về đích nông thôn mới, xã Lạc Thịnh theo lộ trình đến năm 2020 về đích nông thôn mới. Hiện còn 6 xã vùng 135 chưa đạt tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo là Hữu Lợi, Bảo Hiệu, Lạc Hưng, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Đa Phúc. Cá biệt, xã Lạc Sỹ thu nhập bình quân mới đạt 12,5 triệu đồng/người/năm.


Mô hình nuôi gà thả vườn giúp nhiều hộ dân xã Lạc Hưng (Yên Thủy) phát triển kinh tế, tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là đầu ra cho sản phẩm.

Đề ra mục tiêu cán đích nông thôn mới vào năm 2020, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Lạc Thịnh xác định thu nhập là tiêu chí quan trọng giúp thực hiện các tiêu chí khác như tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở, văn hóa… trong xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, với lợi thế nằm trên đường Hồ Chí Minh, thuận lợi phát triển hàng hóa, dịch vụ cũng như giao thương, xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng chí Dương Quốc Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Thịnh cho biết: Hiện nay, xã tập trung vào một số loại cây trồng chủ lực là thế mạnh như các loại họ bầu bí, đặc biệt là bí xanh và dưa các loại. Bên cạnh đó, nhiều hộ phát triển mô hình gia trại chăn nuôi, nuôi dê và gà thả vườn.

Không chỉ với Lạc Thịnh, hiện nay, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, có nhiều mô hình hiệu quả giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng chí Vũ Hồng Thanh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Để giúp hộ dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hiện nay huyện đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án hỗ trợ như Chương trình 135, Chương trình giảm nghèo bền vững… Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã triển khai Đề án "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác giai đoạn 2015 - 2020”. Qua 3 năm triển khai, đề án đã xây dựng 5 mô hình chuyển đổi, hỗ trợ 2 HTX xây dựng quy trình sản xuất bưởi Diễn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô gần 70 ha với 405 hộ tham gia. Các mô hình trong đề án gồm: trồng rau an toàn tại thị trấn Hàng Trạm, trồng măng tây tại xã Lạc Lương, trồng mía ứng dụng KHCN… đã từng bước thực hiện thành công, đồng thời tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị cao, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ dân.

Hướng đi cho các xã vùng 135

Hiện nay, Yên Thủy còn 6 xã vùng 135 chưa đạt được tiêu chí về thu nhập. Đồng chí Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện thừa nhận, với những hạn chế về điều kiện giao thông, đất canh tác thì việc đạt được tiêu chí số 10 ở các xã này cần có thời gian và nguồn lực lớn.

Lạc Hưng là xã đặc biệt khó khăn của huyện, tuy nhiên, so với các xã trong nhóm thì Lạc Hưng có mức thu nhập bình quân thuộc tốp trung bình với gần 20 triệu đồng/người/năm. Đồng chí Quách Văn Phụng, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Hưng cho biết: 3 năm trở lại đây, thu nhập của Lạc Hưng có sự chuyển biến rõ rệt. Nguyên nhân là các hộ đã phát huy lợi thế đất lâm nghiệp bằng xây dựng mô hình gia trại trồng rừng và chăn nuôi gà thả. Hiện nay, toàn xã có hơn 900 ha keo, nhiều hộ đã phát triển chăn nuôi gà với tổng đàn lên đến hàng nghìn con/hộ. Trung bình 1 năm nuôi 3 - 4 lứa đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, cuối năm 2018, đầu năm 2019, nhiều hộ lâm vào cảnh nợ nần vì gà xuống giá, xuất bán chậm.

Chị Bùi Thị Ích, hộ nuôi gà tại xóm Ang, xã Lạc Hưng cho biết: Những năm trước đây, vào cuối năm, giá gà đạt 90.000 đồng/kg, thương lái thu mua tại chuồng. Năm nay, giá gà chỉ đạt 68.000 đồng/kg, nếu may thì có thể hòa được tiền cám còn công chăm sóc gần như không có. Đấy là trong trường hợp gà bán chạy, còn nếu bán chậm thì tiền cám sẽ đội lên nữa.

Gia đình chị Ích đã có hơn 3 năm nuôi gà thả, năm này bù năm kia và đã có vốn tích cóp. Còn với nhiều hộ mới đầu tư chăn nuôi gà và những hộ thuộc diện khó khăn, không có vốn lớn thì giá gà như hiện nay sẽ không có thu mà còn mang nợ.

Ngoài mô hình chăn nuôi gà đang gặp khó khăn, nhiều hộ vất vả tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Bán lẻ manh mún, đầu ra bấp bênh, nhiều hộ khóc dở khi nông sản không tiêu thụ được.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Vũ Hồng Thanh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Để khắc phục tình trạng giá nông sản bấp bênh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của hộ dân, huyện đẩy mạnh triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định các sản phẩm chủ lực của huyện và quy hoạch vùng. Đối với những xã vùng 135 sẽ phát huy lợi thế đất đồi rừng, phát triển các loại cây dược liệu như cà gai leo, nhân trần, xạ đen, đinh lăng kết hợp với chăn nuôi và phát triển nghề rừng. Song song với đó, huyện chú trọng đầu tư theo chuỗi sản xuất, đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản của huyện, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

                                                                                  PHƯƠNG LINH

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục