(HBĐT) - Còn chưa đầy một tháng nữa là Tết Nguyên đán, thế nhưng những hộ dân phải di dời nhà ở do sụt lún, sạt lở đất ở xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) đang gặp nhiều khó khăn để ổn định cuộc sống. Chưa bao giờ họ lại mong Tết đến "chậm" như lúc này.


Hầu hết những hộ dân phải di dời do sạt lở đất ở xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) đang phải sống trong những căn nhà tạm như thế này.

Những trận mưa lớn hồi tháng 10/2017 khiến không ít hộ dân ở xã Tuân Đạo nơm nớp nỗi lo mất nhà cửa vì sạt lở, sụt lún đất. Đến năm 2018, mưa lớn tiếp tục xảy ra, tình trạng sạt lở, sụt lún đất càng nghiêm trọng khiến 34 hộ (2 hộ phát sinh gần đây) ở xã nghèo này phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới. Trong những hộ này, có hộ cả đời tích cóp mới xây được nhà kiên cố thì nay đành bất lực trước thiên nhiên mà "bỏ của, chạy lấy người”. "Các hộ trong diện phải di dời cấp bách đều đã được về nơi ở mới. Hiện nay, có hộ đang làm nhà mới, hộ dựng lại nhà sàn cũ để ở tạm, còn lại đa số phải ở nhà tạm được dựng bằng tôn. Đời sống của bà con còn nhiều khó khăn lắm”, đồng chí Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo cho biết.

Xóm Nạc, Rài và Đanh là 3 xóm có hộ phải di dời nhà ở. Trong đó xóm Nạc nhiều hộ phải di dời nhất (17 hộ). Tháng 8/2018, chúng tôi về Tuân Đạo trong những ngày "nóng” nhất khi chính quyền và người dân thức trắng đêm để dỡ và chuyển nhà cho các hộ phải di dời. Hôm đó, bà Bùi Thị Nhìm (xóm Nạc) với vẻ mặt thẫn thờ, không giấu nổi sự bàng hoàng, bà chỉ biết đứng nhìn lực lượng dân quân và bà con hàng xóm đang "chạy đua” để chuyển đồ đạc và tháo dỡ căn nhà sàn mà bà gắn bó suốt mấy chục năm qua. Giờ đây gặp lại, nhìn gương mặt khắc khổ, dáng vẻ gầy yếu, chúng tôi hiểu rằng, những tháng ngày đã qua là khoảng thời gian thực sự khó khăn đối với gia đình bà Nhìm khi phải sống trong lán tạm được dựng bằng khung sắt, lợp mái tôn, vách nhà được chắp vá bằng tre, gỗ từ ngôi nhà sàn cũ.
Bà Nhìm bùi ngùi chia sẻ: "Do đồ đạc nhà cũ bị hỏng hóc sau khi tháo dỡ nên gia đình phải dựng nhà tạm như này. Nhà thấp, chật chội, mọi sinh hoạt đều rất bất tiện. Gia đình tôi phải vay ngân hàng 50 triệu đồng và bán nốt 2 con trâu (được 16 triệu đồng) để xây nhà mới. Đến nay mới chỉ hoàn thành phần xây thô. Vừa rồi, gia đình chạy vạy, vay thêm được 2 triệu đồng để chát tường bên trong nhà. Tết này không biết có chuyển sang nhà xây ở cho rộng rãi hơn được hay không?”.

Ở xóm Nạc, ngoài gia đình bà Nhìm còn 4 hộ đang xây dựng nhà ở mới, còn lại các hộ phải sống trong nhà lán tạm bợ.  Xót xa nhất là những hộ cả đời tích cóp, xây được nhà kiên cố thì nay phải sống tằn tiện trong ngôi nhà tạm bợ, như các hộ: Bùi Văn Tăng, Bùi Văn Sỹ, Bùi Văn Bịnh, Bùi Văn Hin, Bùi Văn Táo. Thậm chí có hộ chưa trả nợ xong tiền xây nhà cũ thì nay lại thêm gánh nặng phải làm ngôi nhà nữa. "Gia đình tôi vừa xây được nhà 2 tầng, chưa kịp ở thì phải di dời ra ngoài đất ruộng này. Bây giờ đời sống khá khó khăn, bất tiện đủ thứ”, chị Bùi Thị Thẳm (con dâu ông Bịnh), xóm Nạc cho hay. 
Theo Trưởng xóm Nạc Bùi Văn Khánh cho biết: Các hộ di dời được hỗ trợ 20 triệu đồng, hầu hết bà con dùng số tiền này để dựng nhà tạm. Trước khi di dời, trong 17 hộ thì có 10 hộ thuộc diện nghèo, còn hiện nay, cả 17 hộ đều thuộc diện hộ nghèo. Chỗ ở tạm thời ổn định nhưng đời sống của bà con còn rất thiếu thốn do điện, đường, nước sinh hoạt.  

Để ổn định đời sống của bà con tái định cư, theo lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo, xã đã hoàn thành các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. "Trong dịp Tết sắp tới, chúng tôi tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để các hộ dân tái định cư ai cũng có Tết. UBND xã cũng sẽ ưu tiên, hỗ trợ bà con tiếp cận các nguồn vốn vay để làm nhà ở và đầu tư phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, xã mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành giúp bà con sớm ổn định cuộc sống”, đồng chí Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo bày tỏ.

                                                                                           Viết Đào

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục