(HBĐT) - Năm 2019, huyện Lạc Thủy giải quyết việc làm cho 1.230 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 23,5%. Kết quả đạt được trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động góp phần quan trọng phát triển KT-XH của huyện.

 Công ty CP may Lạc Thủy giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

 Đồng chí Đàm Thị Điều, cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy luôn xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động. Lạc Thủy là huyện thuần nông, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 38,9%. Để hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nông thôn, huyện đã linh hoạt thực hiện các giải pháp đào tạo nghề, tạo việc làm phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.

Trước khi triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện tổ chức các đợt khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động. Đầu năm 2019, huyện phát 60.000 phiếu điều tra cung cầu lao động. Các thông tin người lao động trả lời trong phiếu điều tra là cơ sở để huyện xây dựng kế hoạch, mở lớp đào tạo nghề. UBND huyện đã phối hợp với trường cao đẳng Bách khoa Hà Nội tổ chức lớp đào tạo nghề cho gần 300 lao động trong lĩnh vực cơ khí, điện máy, máy nông nghiệp… Bên cạnh đó, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh mở các lớp tập huấn trang bị kiến thức khoa học trong chăn nuôi gà, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây có múi… Thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tuyên truyền, hướng dẫn các hộ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm.

 Xuất khẩu lao động được xem là một giải pháp quan trọng nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần giảm nghèo nhanh. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều trường hợp người lao động đi xuất khẩu lao động chui để lại hậu quả nghiêm trọng như bị tra tấn, đánh đập, thậm chí phải bỏ mạng nơi đất khách. Trước thực tế trên, huyện Lạc Thủy tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người lao động như: nhu cầu lao động của các nước, kinh phí cần phải nộp và các điều kiện đi kèm để đi xuất khẩu lao động đối với từng nước, thu nhập và các chế độ lao động được hưởng... Từ đó, người lao động thay đổi nhận thức và đăng ký đi xuất khẩu lao động theo con đường chính thống, đúng quy định của pháp luật. Trong năm qua, toàn huyện có 92 lao động xuất khẩu làm việc tại nước ngoài, không có trường hợp đi lao động chui. Nhiều lao động xuất khẩu có thu nhập cao, ổn định, đã gửi tiền về giúp đỡ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

 Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các công ty đóng trên địa bàn để đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Công ty CP may Lạc Thủy (thuộc Tổng công ty may Đức Giang) đã giải quyết việc làm cho khoảng 630 lao động địa phương. Công ty may Đồng Phú giải quyết việc làm cho khoảng 150 lao động. Với chủ trương tăng nhanh tỷ trọng lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên địa bàn, huyện tích cực khai thác, phát huy giá trị các khu du lịch tâm linh, các điểm dừng chân như: Nhà máy in tiền (thị trấn Chi Nê), chùa Tiên (xã Phú Nghĩa), chùa An Linh (xã Yên Bồng); đình làng Đồi, đền Vai, đình làng Vôi (thị trấn Ba Hàng Đồi); đình Niếng (xã Hưng Thi)… Ngành du lịch, dịch vụ của huyện góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động. 

Với việc tích cực đào tạo, trang bị kiến thức cho lao động, huyện Lạc Thủy đã và đang tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn. Lao động nông thôn có việc làm ổn định, thu nhập cao. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 7,03% (giảm 2,63% so với đầu năm).
 

Thu Thủy

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục