(HBĐT) - Theo những cụ cao niên ở thôn Chợ Bến, xã Thanh Cao (Lương Sơn), chợ Bến xưa kia rất sầm uất và phát triển. Chợ không chỉ phục vụ cho xã mà nhiều xã lân cận, hàng hóa đa dạng, phong phú. Hiện nay, chợ Bến không còn là chợ trung tâm của nhiều xã vùng Nam Lương Sơn như trước nhưng mặt hàng thuốc nam vẫn được bày bán nhiều. Dần dần, chợ Bến trở thành một trong những chợ đầu mối thuốc nam lớn nhất nhì khu vực phía Bắc.



Các bà lang bán thuốc nam tại chợ Bến, xã Thanh Cao (Lương Sơn).

Ở chợ có những bà lang đã bán thuốc ở đây hàng mấy chục năm. Bà Nguyễn Thị Đặng là một người như thế. Hơn 70 tuổi, nhà ở xóm Quèn Thị, xã Cao Dương (Lương Sơn), cách chợ Bến vài km, trừ những hôm mưa gió, còn cứ đến phiên chợ, chỉ 6 - 7h là bà đã có mặt ở chợ. Mang theo các loại thuốc do bà hái đến chợ bán. Bà Đặng cho biết: Tôi là đời thứ 3 bán thuốc nam ở chợ Bến. Trước đây mẹ tôi cũng đã bán ở đây hàng mấy chục năm trời, sống đến 102 tuổi và mới mất cách đây 2 năm. Tất cả những bài thuốc này đều do mẹ tôi truyền lại. Bây giờ, tôi hơn 70 tuổi nhưng vẫn đi lấy lá thuốc và đem bán ở chợ. Hôm bán được nhiều, hôm bán được ít nhưng đến phiên là đi chợ. Hôm nào mưa gió phải nghỉ là trong lòng thấy thiếu.

Những người như bà Đặng chiếm chủ yếu ở chợ Bến này. Họ là người dân tộc Dao, Mường ở các xã lân cận chuyên trồng cây thuốc, hoặc là người đi hái thuốc trong rừng về phơi, đến phiên đem bán trực tiếp hoặc đưa hàng thẳng đến các nhà bán buôn với giá rẻ, chỉ vừa đủ công đi hái lá thuốc như thể để duy trì những phiên chợ đặc biệt. Đơn giản như vậy nhưng chợ thuốc nam ở đây lại khá nổi tiếng. Thuốc ở chợ đã được xuất bán tại nhiều tỉnh, thành phố, thậm chí vào cả miền Nam. Chợ đầu mối này cũng là địa chỉ quen thuộc của nhiều nhà thuốc nam trên địa bàn tỉnh. Bà lang Khiển, phố Bãi Nai, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) là khách hàng quen thuộc. Tuổi đã cao, nhưng mỗi tháng 6 lần, bà Khiển bắt chuyến xe khách sớm nhất từ Hòa Bình đi hướng Phủ Lý - Hà Nam để xuống chợ. Bà Khiển cho biết: Chợ Bến hiện vẫn còn nhiều loại thuốc nam mà trên thị trường rất hiếm, đó là những loại cây chỉ mọc sâu trong rừng chứ không mang về vườn trồng được, chỉ có bà con đồng bào Mường, Dao đi rừng mới biết để lấy. Ngoài ra, xuống chợ, tôi cũng học được cách kết hợp thuốc của các bà lang, bà mế. Không phải đương nhiên mà thuốc nam thường có nhiều vị, là do các bà mế biết được đặc tính của từng loại cây để kết hợp lại thành vị thuốc chữa được nhiều bệnh, tăng sức khỏe cho người bệnh, hoặc cũng có thể uống hàng ngày để phòng bệnh.

Tuy nhiên, thứ hấp dẫn ở chợ Bến ngoài sự phong phú của các bài thuốc còn là cách bán hàng ở phiên chợ đặc biệt này. Khách mua có thể sà vào từng mẹt hàng, gánh thuốc, hỏi han từng loại thuốc chữa bệnh gì, vì sao có loại khô, loại tươi... đều được những bà mế giải thích cặn kẽ. Còn nếu không biết nên mua loại nào, các bà mế có thể nhìn sắc mặt, hỏi han tình trạng sức khỏe, độ tuổi để tư vấn cho khách những loại thuốc phù hợp. Giá thuốc ở đây khá rẻ, chủ yếu được phơi sấy thủ công. Phiên chợ thuốc thường diễn ra trong thời gian ngắn, tấp nập một lúc từ 8 - 9h. Khoảng 10h thì những bà lang bắt đầu thu dọn ra về, nhưng nếu có người mang một loại thuốc đến và nhờ tư vấn, các bà không ngại ngồi lại để hướng dẫn cho cách uống thế nào, chữa bệnh gì, dù rằng không mua hàng của mế.

Có dịp trải nghiệm chợ thuốc nam chợ Bến, trò chuyện với các bà lang bán thuốc cảm nhận rõ hơn giá trị của nghề thuốc, đặc biệt là nghề thuốc nam được truyền từ đời này sang đời khác. Phải chăng vì điều đó mà chợ thuốc nam nơi đây vẫn duy trì như một giá trị trao truyền của nguồn cội.


Phương Linh


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục