(HBĐT) - Ngay gần khu vực dưới chân cầu Hòa Bình 3 có một xóm vạn chài nhỏ nằm gọn trong lòng thành phố bên bờ Đà giang. Bên kia dòng sông là cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp với những tòa nhà cao tầng, những trung tâm thương mại ngập tràn ánh đèn, những khu chợ sầm uất thì ở xóm vạn chài, cuộc sống thường nhật diễn ra hết sức bình dị.



Những trò chơi bắn bi, đánh khăng, đuổi bắt... vẫn luôn có sức hút đối với trẻ em xóm vạn chài, tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình).

Ông Nguyễn Văn Minh, Tổ trưởng Tổ dân phố số 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) cho biết: "Những năm qua, hơn 80 hộ dân của xóm vạn chài thuộc tổ 14 mưu sinh bằng nghề đánh bắt tôm cá trên sông Đà. Cuộc sống của họ bao lâu nay vẫn luôn dập dềnh theo sông nước. Trước đây, thu nhập bấp bênh và cuộc sống trôi nổi trên sông nước nên rất khó khăn. Nhưng giờ đây, cuộc sống đã dần thay đổi tích cực hơn. Các hộ gia đình tuy vẫn sinh hoạt trên thuyền, hàng ngày vẫn ngược xuôi theo dòng để đánh bắt nhưng cuộc sống đã đầy đủ hơn, mỗi gia đình đều sắm được từ 1 - 2 chiếc xe máy, tủ lạnh, sử dụng bếp ga, trẻ em được đi học đầy đủ, nhiều người đã trưởng thành và tìm ra cho mình được hướng đi mới, thoát khỏi cuộc sống bấp bênh vốn có".

Trước đây, xóm vạn chài thuộc phường Tân Thịnh với 76 hộ dân sinh sống trên sông nước, ngay dưới hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình. Tháng 7/2018, nhằm đảm bảo an toàn của các hộ dân khi ứng phó với việc xả lũ của nhà máy thủy điện, xóm vạn chài được di chuyển tới địa điểm mới thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang để sinh sống. Hiện, xóm có 81 hộ dân với 230 nhân khẩu.

Trên chiếc thuyền rộng chừng 10 m2 được làm từ các nguyên liệu sắt, nhôm, kính, gỗ... là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cả một gia đình. Trong mỗi nhà nổi có các vật dụng cần thiết của gia đình như bếp, tủ lạnh, quạt, ti vi, tủ quần áo... nhưng kích thước nhỏ hơn bình thường. Cuộc sống lênh đênh trên những chiếc thuyền không chỉ chật hẹp mà còn thiếu thốn đủ thứ.

Ban ngày, cuộc sống ở xóm vạn chài yên bình, hiền hòa như dòng chảy của sông Đà mùa nước cạn. Khi chiều đến, không khí nơi đây trở nên nhộn nhịp, đông vui. Trẻ em lên bờ vui chơi, đùa nghịch, reo hò phấn khởi. Người lớn tất bật nấu nướng chuẩn bị cho chuyến đánh bắt cá đêm. Người già lên bờ thu dọn quần áo, cho gà ăn...

Xế chiều, thời điểm kết thúc một ngày lao động vất vả trở về quây quần bên gia đình là lúc người dân xóm vạn chài đi đánh bắt cá. Buổi làm việc của họ bắt đầu từ 18h hôm trước đến 4h sáng hôm sau. Công việc vất vả bất kể nắng mưa, thu nhập bấp bênh nhưng đây là nguồn thu nhập chính nên hàng ngày họ vẫn miệt mài, cần mẫn bám sông nước để mưu sinh.

Khi được hỏi về những đổi thay của xóm chài, chị Ngô Thị Phương chia sẻ: "Cuộc sống ở đây vẫn dựa vào nghề đánh bắt cá nhưng đã đổi thay nhiều. Mỗi chuyến đi thu được tôm, cá các loại, thu nhập lúc nhiều, lúc ít, nhưng giờ trẻ em đều được đi học, có em đỗ đại học, cao đẳng hoặc đi lao động nước ngoài. Thế hệ trước đây, có người còn không biết đọc, biết viết. Nhìn cuộc sống đang dần tốt lên mỗi ngày, người dân ai cũng phấn khởi".

Hiện nay, khoảng sân bê tông rộng chừng 200 m2 trên bờ là nơi mỗi buổi chiều, mọi người thường tụ tập để vui chơi, trò chuyện. Trẻ em thì chọn vui chơi trên bãi cát sát bờ sông. Em Ngô Văn Đại cho biết: "Kể từ khi được nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, mỗi khi tự ôn tập bài xong, chiều chiều chúng em sẽ lên bờ để vui chơi. Ở đây có sân bê tông rộng rãi và thoải mái nhưng em lại thích chơi ở dưới bãi cát hơn. Chúng em thường chơi những trò chơi như bắn bi, đánh khăng, đuổi bắt...”.

Cuộc sống của người dân xóm vạn chài tuy bấp bênh, thiếu thốn vật chất nhưng nơi đây luôn đong đầy tình làng, nghĩa xóm. Mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.


Linh Nhật


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục