(HBĐT) - Vào mùa nắng nóng, bên cạnh những quan tâm về nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng thực phẩm, người tiêu dùng còn có thêm nỗi lo thực phẩm dễ bị hư hỏng, ôi thiu. Việc chủ động phòng tránh nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP), ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là vấn đề đặt ra trong bảo vệ sức khoẻ người dân.  



Bếp ăn tập thể trường PT DTNT THCS&THPT huyện Đà Bắc chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn trong mỗi suất ăn phục vụ học sinh. 

Để có nguồn thực phẩm đa dạng, tươi ngon, theo kinh nghiệm của chị Đinh Thị Thư, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) là đi chợ vào buổi sáng sớm. Đó là lúc rau xanh vừa được thu hái, hàng thịt lợn, thịt bò, tôm, cá cũng mới bày ra chợ. Chưa kể, đi chợ sớm, người tiêu dùng được thoải mái lựa những thứ tươi ngon nhất. Chị Thư cho biết: Mùa này thời tiết nắng nóng, đồ ăn thức uống dễ bị ôi, hỏng, nên nếu đi chợ muộn khó mua được hàng ưng ý. Vì vậy, để đảm bảo bữa ăn an toàn cũng như sức khỏe cho gia đình, tôi giữ thói quen đi chợ sớm.

Một kinh nghiệm khác được bà Bùi Thanh Huê, tổ 8, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) chia sẻ: Trừ những thực phẩm tươi hay cung ứng ở các chợ, tôi thường đến các đại lý, cửa hàng bán thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn để mua hàng. Vì ở đó, thực phẩm khá đa dạng, việc bảo quản cũng tốt, nhất là các loại rau, củ, quả, thịt, cá. Cẩn thận hơn, tôi luôn để ý đến hạn sử dụng của sản phẩm, không mua hàng cận date hay hết date. Việc chế biến thức ăn dùng trong ngày, tuyệt đối không ăn đồ ăn có dấu hiệu bị dập nát, ôi thiu.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thời tiết nắng nóng mùa hè là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua đường thực phẩm tăng cao. Chưa kể một số quan ngại khác, như tình trạng thiết bị bảo quản không đầy đủ, không đảm bảo vệ sinh, gia tăng sử dụng nước đá để uống, nguyên liệu tươi sống không đảm bảo an toàn, chế biến thức ăn không gia nhiệt kỹ, nấu xong không ăn ngay, hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ... Lưu ý nhất là với nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa.

Mặt khác, hành vi không đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm nguy cơ cao gây ngộ độc, bệnh truyền qua đường thực phẩm cho cộng đồng vẫn còn xảy ra. Thêm vào đó là thói quen đơn giản trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến tại các đám cưới, đám giỗ, việc không tuân thủ quy định bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể, kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm... làm gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm tra việc đảm bảo ATTP tại 2.980 cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hiện 187 cơ sở vi phạm, trong đó, phạt tiền 96 cơ sở, tổng số tiền phạt gần 134 triệu đồng. Về ngộ độc thực phẩm, xảy ra 1 vụ, 8 người mắc, 1 người tử vong do độc tố tự nhiên có trứng cóc. Đồng chí Bùi Quang Huấn, Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo: Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, cần thực hiện đúng "5 chìa khóa bảo đảm ATTP": Giữ vệ sinh sạch sẽ; để riêng biệt thức ăn sống và chín; nấu chín kỹ thức ăn; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp; sử dụng nước sạch, rau quả sống an toàn.


Bùi Minh

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục