(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện Tân Lạc chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đặc biệt, thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện công khai; người dân được tham gia giám sát, thực hiện công trình. Qua đó, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.


Xã Vân Sơn (Tân Lạc) phát triển diện tích trồng quýt đem lại hiệu quả kinh tế.

Vân Sơn là xã vùng cao của huyện có thế mạnh về trồng cây quýt, năm 2015, gia đình ông Bùi Văn Đương ở xóm Sôm được hỗ trợ trên 100 gốc cây quýt từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135. Với diện tích gần 1 ha đất của gia đình, ông tiếp tục cải tạo, cấy ghép cành trồng thêm quýt cổ, quýt ngọt, hiện gia đình ông có trên 300 gốc quýt đang cho thu hoạch... Cũng từ nguồn hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135, hàng năm, gia đình ông được hỗ trợ về kỹ thuật, phân bón. 

Ông Hà Văn Huê, Chủ tịch UBND xã Vân Sơn cho biết: Các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước thật sự là đòn bẩy giúp địa phương và người dân phát triển kinh tế. Từ các nguồn vốn, xã được đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm khang trang, kiên cố, đời sống của bà con nâng lên rõ rệt. Nhờ chính sách hỗ trợ giảm nghèo, các hộ có ý thức vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thực hiện chính sách dân tộc, thời gian qua, huyện Tân Lạc đã có nhiều giải pháp quyết liệt để triển khai sâu rộng các chính sách đến với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK dân chủ, công khai, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ huyện xuống các địa phương. Huyện có 9 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Năm 2020, huyện được phân bổ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Chương trình 135 gần 18 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 28 công trình tại các xã vùng 135; duy tu, bảo dưỡng 44 công trình với số tiền 1.077 triệu đồng; thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 3.361 triệu đồng. Hướng dẫn UBND các xã thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế đặc thù là việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện công khai; người dân được tham gia giám sát, thực hiện công trình. Đồng thời, huy động, lồng ghép tốt các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản khó khăn. Ngoài ra, huyện quan tâm thực hiện tốt chế độ, chính sách, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, giúp đồng bào dân tộc thiểu số có đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo, cải thiện đời sống, góp phần giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn.

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thông qua các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào nghèo vùng dân tộc trong huyện thoát nghèo nhanh, bền vững; trình độ dân trí, năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, nhất là chính quyền cấp xã được nâng lên, tập quán, kỹ thuật sản xuất của đồng bào các dân tộc có sự chuyển biến tích cực. Đặc biệt, chính sách dân tộc còn là đòn bẩy, động lực để các địa phương và người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiệu quả các công trình, dự án theo nguyên tắc dân chủ, công khai, phát huy được hiệu quả đầu tư. Đồng thời, quản lý, khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư.


Đinh Thắng


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục