(HBĐT) - Rong ruổi trên những cung đường vùng cao của huyện Đà Bắc, cảm nhận được sức sống mới khắp các bản làng, mầm xuân đâm chồi nảy lộc tại miền đất dữ sau đợt thiên tai kinh hoàng năm 2017. Dọc theo tuyến tỉnh lộ 433, những ngôi nhà mới được xây lên, những cánh đồng phủ một màu xanh mơn mởn của lúa non... Sau nhiều thiệt hại chẳng thể "cân đo, đong đếm”, nụ cười đã nở trên khuôn mặt người dân vùng rốn lũ. Mùa xuân đã gõ cửa từng nhà, tấp nập những chuyến xe ngược xuôi chở hàng Tết về với vùng quê nghèo khó.


Xã Vầy Nưa (Đà Bắc) tận dụng tiềm năng lợi thế tiếp giáp với vùng lòng hồ phát triển mô hình nuôi cá lồng.

Tôi sải bước trên con đường bê tông khang trang dẫn vào khu vực trung tâm khu tái định cư (TĐC) xóm Kế, xã Mường Chiềng, hệ thống hạ tầng như điện, đường, trường, trạm được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu dân sinh. Trong những căn nhà còn thơm mùi nước sơn, Nhân dân hồ hơi dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị mâm ngũ quả bày lên bàn thờ. Chị Quách Thị Trường, xóm Kế, xã Mường Chiềng phấn khởi: "Trên khu đất trên 200m2 Nhà nước hỗ trợ, gia đình tôi đã dành dụm để xây dựng nhà mới với diện tích mặt sàn khoảng 60m2. Các thành viên trong gia đình đều phấn khởi vì được đón Tết trong nhà mới”. 

Trước những khó khăn của mưa lũ lịch sử diễn ra vào năm 2017, Nhà nước đã quy hoạch 22/73 hộ dân xóm Kế nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao về khu vực TĐC trên diện tích 2,6 ha. Người dân được hỗ trợ, tiếp cận nguồn vốn vay không lãi suất của Ngân hàng CSXH huyện để ổn định đời sống. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người xóm Kế đạt 26,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 35,14%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện, nước sinh hoạt đảm bảo 100%. Tỷ lệ nhà bê tông kiên cố đạt gần 50%. 

Giai đoạn 2017-2018, huyện Đà Bắc là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Mưa lũ lịch sử đã lảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại ước khoảng 400 tỷ đồng. Cụ thể có 14 người chết và mất tích; trên 80 nhà bị lũ cuốn trôi và sập hoàn toàn; 900 ngôi nhà bị hư hỏng; hàng nghìn ha hoa màu bị ngập úng; trên 9.000 con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi… 

Cả hệ thống chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nhà hảo tâm đã dốc sức, đồng lòng hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Hiện nay, 183 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đã được bố trí chỗ ở mới tại 5 khu TĐC với tổng mức đầu tư phê duyệt 120,883 tỷ đồng. Theo đó, mỗi hộ dân tại các khu TĐC được hỗ trợ  20 triệu đồng để chuyển về nơi ở mới, 6 triệu đồng làm nhà vệ sinh. Ngoài ra, Nhà nước đã thực hiện hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ nhu cầu dân sinh như điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt… Đẩy mạnh hỗ trợ sinh kế với các chính sách nuôi, trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các xã: Vầy Nưa, Đồng Ruộng, Tiền Phong, Nánh Nghê… Chú trọng phát triển kinh tế gắn với phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường sống và thu hút khách du lịch. 

Thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, xã Đồng Nghê và Suối Nánh được hợp nhất thành xã Nánh Nghê. Đây là những vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ lịch sử năm 2017-2018. Đến nay, gần 200 hộ trên địa bàn xã thuộc diện TĐC xen ghép, TĐC tập trung đã ổn định cuộc sống.  Đồng chí Đặng Minh Tấn, Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê cho biết: "Ngay sau khi ổn định tổ chức bộ máy sau sáp nhập, cấp ủy, chính quyền đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Năm 2020, tỷ trọng các ngành: nông, lâm, thuỷ sản 65%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 15%, thương mại, dịch vụ 20%. Diện tích gieo trồng là 249,76 ha, đạt 100% kế hoạch cả năm. Tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì gần 14.000 con. Thu nhập bình quân đạt 19 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 35,78%”.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: "Từ nguồn lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống Nhân dân vùng lũ từng bước được ổn định. Hệ thống hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng, các chính sách hỗ trợ sinh kế được nhanh chóng triển khai. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 29,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 23,75%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 7,3%, đạt 106% kế hoạch, đạt 109% so với cùng kỳ. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cơ sở, toàn huyện có 2 xã về đích NTM, 1 xã đang đề nghị công nhận đạt chuẩn. Để đảm bảo cho Nhân dân được đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đầm ấm, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể rà soát, nắm tình hình tại cơ sở để kịp thời động viên, hỗ trợ các hộ gia đình, đặc biệt là các xã mới ổn định sau thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn”. 

Đức Anh


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục