(HBĐT) - Với đặc thù là huyện vùng cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt, luôn phải đối mặt với mưa lũ, trượt sạt, phá hoại hệ thống cơ sở vật chất. Do vậy, phát triển giao thông cũng như hạ tầng khác là thách thức lớn đối với huyện Đà Bắc. 

 

 
Tuyến đường từ trung tâm huyện Đà Bắc xã Hiền Lương đang được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 28/5/2016 về phát triển giao thông huyện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Nhiều năm nay, huyện tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Huy động các nguồn vốn từ ngân sách địa phương, nguồn lực đất đai, dự án lòng hồ sông Đà, dự án đa mục tiêu, dự án giảm nghèo, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình 30a, trái phiếu Chính phủ... để đầu tư vào hạ tầng giao thông. Từ năm 2015 - 2020, huyện đã đầu tư xây dựng được 526,8 km đường giao thông, trong đó, cứng hóa được 382,6 km đường các loại. Tổng số km đường bộ hiện có của huyện là 1.246,17 km (đường nhựa 174,53 km; bê tông xi măng 693,57 km; cấp phối 38,42 km; đường đất 339,65 km). Về cầu có 479 m/24 cầu, trong đó, bê tông cốt thép 172 m/14 cầu; cầu treo 170 m/3 cầu; cầu dầm thép liên hợp 96 m/7 cầu... Đồng chí Nguyễn Đăng Giáp, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương cho biết: So với trước đây, đường đến trung tâm xã và các xóm, bản đã được cải thiện nhiều, xã đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện, tuyến đường từ trung tâm huyện qua địa bàn xã đến xã Tiền Phong đang được đầu tư để mở mang, phát triển KT-XH. 

Thiên tai, mưa lũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển, đầu tư hạ tầng giao thông, liên tục nhiều năm huyện khắc phục tình trạng trượt sạt, hư hỏng đường giao thông, ngầm tràn, bảo đảm giao thông phục vụ việc đi lại và phát triển kinh tế, dân sinh. Với quan điểm phát triển hạ tầng giao thông  là mục tiêu quan trọng thúc đẩy phát triển   KT-XH, những năm qua, huyện đẩy mạnh các chương trình đầu tư làm mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông, đặc biệt là các dự  án trọng điểm, hoàn thành tốt Đề án cứng  hóa giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2017 - 2020, phê duyệt Đề án cứng hóa GTNT giai đoạn 2020 - 2025. 

Tuy vậy, quy mô, chất lượng hạ tầng chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển, còn đặt ra nhiều thách thức; việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông trên địa còn nhiều khó khăn. Nguồn vốn đầu tư phân bổ chưa kịp thời hoặc không đủ, dẫn đến triển khai một số dự án còn chậm, như: Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 433 km0 - km23; dự án đường Cao Sơn - Trung Thành. Một số dự án bị gián đoạn do việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa giải quyết dứt điểm (như tại vị trí kè, tạo nút giao dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 433 đoạn UBND xã Toàn Sơn, hoặc tại xóm Sổ, xã Trung Thành). Công tác khảo sát, thiết kế của một số dự án chưa tốt, còn có dự án phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần do công tác khảo sát, thiết kế chưa phù hợp hiện trạng, địa hình. Bên cạnh đó, do đặc thù là huyện có địa hình đèo dốc, quanh co, không có vị trí đổ thải, chủ yếu đổ xuống các lòng suối, gây ảnh hưởng môi trường sống của động, thực vật trong khu vực thi công và hạ lưu. Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống giao thông huyện cao hơn so với các địa phương khác do khối lượng đào đắp, vận chuyển lớn.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện xác định tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống GTNT, tạo động lực mạnh mẽ phát triển toàn diện KT-XH. Huyện đề nghị tỉnh quan tâm phân bổ đủ kinh phí các dự án đầu tư về giao thông cho huyện, để hạn chế việc dự án chưa kịp bàn giao đã phải sửa chữa khắc phục và kéo dài thời gian, hạn chế hiệu quả vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giám sát thi công trong quá trình triển khai thực hiện dự án (tuyển chọn nhà thầu có năng lực tốt thực hiện các dự án lớn để hạn chế điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung…). Làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu trước khi thi công.
  
Lê Chung

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục