(HBĐT) - Theo kết quả điều tra, huyện Lạc Sơn có 801 người nghi bị phơi nhiễm chất độc hóa học da cam/dioxin; 679 nạn nhân đã được hưởng chế độ, 101 nạn nhân đã qua đời, 578 nạn nhân còn sống. Cùng với nỗi đau của những nạn nhân trực tiếp, nhiều người bị lây nhiễm qua các thế hệ thứ 2, thứ 3.


Cán bộ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Lạc Sơn, xã Vũ Bình thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình nạn nhân, thương binh Bùi Văn Dương, xóm Cơi.

Ông Bùi Văn Chếch ở xóm Cơi, xã Vũ Bình sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam trở về quê hương lập gia đình. Mong ước giản dị là con cái khỏe mạnh, nhưng niềm vui chẳng trọn vẹn khi con cất tiếng khóc chào đời lại không lành lặn, đau yếu, xanh xao. Anh Bùi Văn Linh, con nạn nhân Bùi Văn Chếch chia sẻ: Chân tay tôi như cành củi khô, bàn chân dị tật. Tháng nào tôi cũng phải đi bệnh viện, vất vả, tốn kém. Được nhận chế độ hỗ trợ cho nạn nhân da cam, được cấp thẻ BHYT đã giúp tôi nhiều trong việc khám, chữa bệnh. Mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để cuộc sống gia đình ổn định.

Hiện nay, trên địa bàn huyện, hầu hết các nạn nhân chất độc da cam trực tiếp đã tuổi cao, sức yếu. Trong 94 nạn nhân gián tiếp, không ít nạn nhân bị dị tật; có gia đình 3, 4, thậm chí đến 5 nạn nhân thuộc các thế hệ. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Chỉ thị số 43-CT/TƯ, ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể huyện đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt, Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện được thành lập năm 2012, phát huy vai trò trong chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân.

Đồng chí Phạm Xuân Khóa, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện cho biết: Lúc đầu, hội chỉ có 115 hội viên, 11 hội cấp xã; cơ sở vật chất thiếu thốn, nhận thức về hội còn hạn chế, cán bộ thường trực hội không có phụ cấp. Nạn nhân sau khi rời quân ngũ về địa phương đời sống vô cùng khó khăn do bệnh tật, thiếu việc làm, kinh tế bấp bênh; 55% gia đình hội viên nhà dột nát, 50% gia đình thuộc diện nghèo. Trước tình hình, cùng với các chính sách hỗ trợ, chăm sóc hội viên được triển khai, Huyện hội tập trung xây dựng, củng cố tổ chức vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết, trách nhiệm được xác định là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của Hội các cấp. Hội luôn nhất quán với phương châm: "Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm, vì nạn nhân chất độc da cam”, nơi nào có nạn nhân ở đó có tổ chức Hội. Đến nay, 100% xã đã thành lập được Hội với 109 chi hội. Tất cả nạn nhân được xác định nhiễm chất độc da cam đều tham gia vào Hội.

Các cấp Hội trong huyện thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ, chăm sóc nạn nhân, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm; thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Vì nạn nhân chất độc da cam”. Trước hết, phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho nạn nhân: Trợ cấp hàng tháng, cấp thẻ BHYT, đưa nạn nhân đi điều dưỡng, tặng quà. Đồng thời, thực hiện các hoạt động trợ giúp khác: Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà; vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế; trợ cấp cho nạn nhân học nghề, con em nạn nhân học tại các trường; chế độ cho vợ nạn nhân nghèo… Hội thường xuyên nắm tình hình hội viên để nắm bắt nhu cầu cần hỗ trợ, từ đó xây dựng kế hoạch, giải pháp vận động, giúp đỡ, động viên nạn nhân vượt khó vươn lên bằng nghị lực của chính mình. Trong 9 năm (2012 - 2021) đã xóa 484 nhà hội viên dột nát, đến nay, 100% gia đình hội viên có nhà ở kiên cố; trao 20 con bò sinh sản cho hội viên; xây dựng quỹ hội trên 900 triệu đồng cho hội viên luân phiên vay không tính lãi… Từ 50% hội viên thuộc hộ nghèo, nay không còn hội viên nào diện đặc biệt khó khăn. Gia đình nạn nhân có mức sống bằng người dân địa phương.

Cẩm Lệ

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục