(HBĐT) - Làng chài trên sông Đà được di dời về khu vực phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) từ mùa lũ năm 2017. Những nhà bè nối tiếp nhau san sát, dập dềnh theo dòng nước. Trên một đoạn sông mà có đến 70 ngôi nhà nổi với hơn 300 người dân sinh sống, gắn bó với dòng nước sông Đà.


Người dân làng chài phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) lọc xương cá vền để bán cho người dân về làm chả cá.

Men theo đoạn bê tông kè bờ sông Đà, chúng tôi gặp anh Ngô Văn Viên, một trong những người dân sinh sống tại làng chài. Anh vui vẻ mời chúng tôi qua thăm nhà của gia đình. Ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, anh trèo thuyền bằng chân thoăn thoắt. Len qua vài chiếc nhà nổi là tới nhà anh. Ngôi nhà được đóng mới khang trang cách đây vài năm, diện tích khoảng 60 m2. Anh Viên chia sẻ, trước đây, gia đình ở nhà bương lụp xụp, chật chội, có hơn 10 m2. Thấy nhà bương quá mất an toàn, anh chị đã vay mượn đóng ngôi nhà nổi mới hơn 300 triệu đồng. Ở đây có nhiều loại nhà bè, có nhà bè nổi bằng phao được làm từ sắt 3,4 ly, thời hạn sử dụng từ 10 - 15 năm. Loại nhà bè này chắc chắn nên khi mưa bão không lo bè bị lật chìm, chi phí khoảng 200 - 300 triệu đồng. Nhà bè phao làm từ vỏ tên lửa hay thùng phi nhựa chi phí rẻ hơn nhưng chất lượng kém, dễ bị xô đẩy, nhấn chìm khi gặp mưa bão lớn rất nguy hiểm. 

Qua câu chuyện với anh Viên được biết, với việc mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá, thu nhập phụ thuộc vào mẻ cá mỗi ngày đánh bắt được nên vô cùng bấp bênh, không ổn định. Thời gian này sông Đà chỉ có loại cá vền là chính. Loại cá này giá bán buôn chỉ 25 - 30 nghìn đồng/kg. Cũng có những ngày trời thương cho mẻ cá lớn hay đánh bắt được cá đặc sản đắt tiền thì thu nhập từ 500.000 đến một vài triệu đồng nhưng rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tiền xăng đổ vào thuyền mỗi ngày đều đặn 200 - 300 nghìn đồng, đánh thuyền xa về phía hạ lưu có khi mỗi ngày chi phí từ 500 - 600 nghìn đồng. Bình quân thu nhập mỗi ngày được đôi ba trăm nghìn đồng, chỉ đủ sinh hoạt và chăm lo con cái. "Gia đình tôi có hai cháu, một cháu năm trước học hết lớp 9 phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê, còn cháu thứ hai vợ chồng chúng tôi cố gắng để cháu đi học” - anh Viên cho hay.  

Chị Lê Thị Sinh, vợ anh Viên cho biết, giá lưới đánh cá khá đắt, loại rẻ nhất khoảng 1 - 2 triệu đồng/chiếc, chỉ sử dụng trong 1 tuần là hỏng. Có loại lưới đắt và bền hơn khoảng 5 - 7 triệu đồng, nhưng gia đình chị cũng như bà con không đủ kinh tế để dùng loại đó. 

Không chỉ gia đình anh Viên mà gần 70 hộ dân làng chài cũng đều chung tình cảnh. Cứ hơn chục năm cóp nhặt trả nợ sửa nhà nổi thì lại đến lúc nhà xuống cấp, hư hỏng và tiếp tục đi vay sửa lại nhà. Qua tìm hiểu được biết, 2/3 số dân làng chài ở đây là người gốc Ba Vì (Hà Nội). Ngày xưa khó khăn, đói kém, theo chân ông cha rời làng xóm lên thuyền gắn cuộc đời mình với  sông nước. "Dẫu cho công việc khó khăn, vất vả, thu nhập bấp bênh nhưng ngoài việc đánh bắt tôm, cá, chúng tôi không biết làm nghề gì khác. Nhưng vài năm gần đây, một số con em làng chài đã bỏ nghề của cha ông đi tìm nghề khác. Đứa thì làm công nhân xây dựng, đứa làm phụ hồ, phụ làm tóc, làm móng tay tại một số cửa hàng khu vực trung tâm TP Hoà Bình” - ông Phích cho hay. 

Nhìn vào khoảng không vô định, ông Phích nhấp ngụm nước chè: "Ước mơ của người dân dân làng chài là có miếng đất cắm dùi. Lên bờ sinh sống cho ổn định, thuận lợi sinh hoạt, thoát cảnh lênh đênh, vất vả và nguy hiểm. Giờ đây, tôi chỉ mong con cháu học hành đàng hoàng. Mong chúng thoát khỏi cuộc mưu sinh lênh đênh trên những nhà bè và thực hiện ước mơ có đất, có nhà, lên bờ xây dựng cuộc sống mới”.

Rời làng chài dưới cái nắng chiếu trên mặt nước vàng óng. Ẩn sau bức tranh yên bình ấy lại là những con người quanh năm lam lũ, vật lộn mưu sinh. Cuộc sống của họ bao đời gắn chặt với những chiếc thuyền nhưng không ổn định, dư dả. Tất cả niềm tin, ước mơ họ hy vọng và gửi gắm cho con cháu sau này.

Mai Anh (TTV)

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục