(HBĐT) - Dân gian Việt Nam ta có câu: "Có phúc đẻ con hay lội, có tội đẻ con hay trèo”, hay "Có phúc nuôi con biết lội, có tội nuôi con biết trèo”… cách đọc, cách nhớ, cách hiểu của mỗi người khác nhau nhưng nghĩa chung phổ biến nhất là: Khi con biết bơi lội thì có thể tránh được tai nạn do đuối nước, tự giữ được mạng sống cho mình và đó là cái phúc. Câu thành ngữ đã có từ xa xưa nhưng không hề cũ với thời điểm hiện tại và các bậc làm cha, mẹ luôn cần coi đó là lời răn hữu ích.


Huyện Đoàn Kim Bôi cắm biển cảnh báo phòng tránh đuối nước tại các ngầm, cầu, suối trên địa bàn.

Dẫu không muốn nhắc đi nhắc lại những vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân chủ yếu là trẻ em, nhưng vẫn phải nhấn mạnh lại rằng: Với điều kiện địa lý có nhiều sông, suối, ao, hồ… tỉnh ta luôn có nguy cơ cao về tai nạn thương tích (TNTT) do đuối nước. Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2020, toàn tỉnh có 18 trẻ em tử vong do đuối nước. Từ đầu năm đến nay đã có trên 20 trẻ bị đuối nước. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước cũng được các cơ quan chức năng chỉ rõ: Do thiếu sự giám sát của gia đình, sự chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi ở những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao hồ. Tai nạn đuối nước một phần do trẻ không biết bơi, chưa có kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống và không có kỹ năng cứu đuối. Một phần do sự không an toàn của môi trường sống xung quanh bởi ngoài sông, hồ, ao, suối còn có các cống thoát nước, hố nước tới cây, các hố tạm phục vụ cho công trình xây dựng… tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cho trẻ nhỏ, nhất là vào mùa mưa. Trong khi sân chơi và khu vực tắm đảm bảo an toàn cho trẻ trên địa bàn tỉnh còn thiếu nhiều, dẫn đến các vụ tai nạn do đuối nước không ngừng gia tăng và thực sự khó kiểm soát.

Thực tế, để hạn chế tối đa tình trạng đuối nước ở trẻ, các cấp, ngành, địa phương đã vào cuộc với nhiều biện pháp quyết liệt; chủ động, tích cực phòng, chống TNTT trẻ em nói chung và phòng, chống đuối nước cho trẻ em nói riêng. Ngày 7/5/2021, UBND tỉnh có Công văn số 670/UBND-TCTM về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống TNTT, đuối nước và xâm hại trẻ em trên địa bàn. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung. Trong đó, tập trung thực hiện đồng bộ việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phối hợp liên ngành thực hiện công tác bảo vệ trẻ em (BVTE) cấp huyện, Ban BVTE và nhóm thường trực về BVTE tại cấp xã. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống TNTT, đuối nước trẻ em ở các cấp, ngành. Huy động sự tham gia của các hội, đoàn thể và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây TNTT, đặc biệt là khu vực có nguy cơ gây đuối nước đối với trẻ em. Tăng cường rà soát các khu vực hay xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ hay xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp phòng ngừa, can thiệp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ; bố trí rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các ao, hồ, sông, suối, bãi tắm, khu vực nước sâu nguy hiểm…

Tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh bàn về công tác chăm sóc, BVTE tổ chức vào trung tuần tháng 6 vừa qua, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhận định, đánh giá sâu sát thực trạng tình hình xâm hại, TNTT, đuối nước trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Qua đó chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện thành phố cần triển khai tích cực hơn nữa các hoạt động chăm sóc, BVTE trên địa bàn tỉnh. Cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác chăm sóc, BVTE; tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Thúy Hằng
 (Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục