(HBĐT) - Ở những bản làng của đồng bào Tày, già làng, người có uy tín (NCUT) chính là những cây cao, bóng cả. Họ là chỗ dựa cho bản làng và luôn tiên phong trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.


Cụ Lò Văn Quyết (thứ hai từ phải sang), người có uy tín xóm Diều Luông, xã Tân Minh (Đà Bắc) nghiên cứu sách, báo để tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến người dân. 

Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%. Trong 5 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn huyện thì dân tộc Tày đông đảo hơn cả, chiếm 41,57% dân số toàn huyện. Những năm qua, đời sống của bà con người Tày ngày càng được nâng cao nhờ áp dụng KHKT vào sản xuất, phát triển kinh tế. Trong đó, những già làng, NCUT ghi đậm dấu ấn trong sự đổi thay ở mỗi bản làng của người Tày. 

Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng cụ Lò Văn Quyết (80 tuổi), NCUT xóm Diều Luông, xã Tân Minh vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và đặc biệt là "ham” đọc sách, báo. Cụ cho biết, phải chịu khó đọc, tìm hiểu qua sách báo, ti vi để kịp thời nắm bắt được thông tin thời sự, rồi đường lối, chính sách của Đảng để tuyên truyền cho con, cháu, làng xóm. Trước đây, Diều Luông chỉ có vài nóc nhà, nhưng hiện đã có trên 80 hộ dân cùng sinh sống. Nửa thập kỷ trước, đường vào Diều Luông rất khó khăn, mùa mưa bão đi lại vất vả vô cùng nên đói nghèo quẩn quanh mãi. Còn nay, Diều Luông có điện lưới quốc gia, đường được mở rộng và đổ bê tông chắc chắn.

"Có được sự đổi thay như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Do đó, tôi luôn nhắc nhở gia đình, con cháu phải sống và làm việc theo pháp luật. Nhiệt tình tham gia các phong trào do cấp trên phát động như hiến đất, hiến cây cối để xây dựng nông thôn mới. Có con đường chắc chắn thì mới phát triển kinh tế để thoát nghèo được” - cụ Quyết chia sẻ. Theo bà Lò Thị Cảnh, Trưởng xóm Diều Luông, trong các cuộc họp của xóm, của chi bộ, cụ Quyết luôn có những ý kiến tâm huyết góp ý, xây dựng. Những ý kiến đó được xem như "kim chỉ nam” cho những hoạt động của người dân ở Diều Luông.

Xã Tân Minh có 82% đồng bào dân tộc Tày sinh sống. Đồng chí Lò Văn Lại, Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm qua, NCUT ở các xóm đã làm tốt công tác tuyên truyền đến con cháu, dòng họ về chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, là nhân tố trong việc gìn giữ mối quan hệ hài hòa giữa các gia đình, làng xóm với nhiều vụ mâu thuẫn được NCUT hòa giải thành công. Có những NCUT đã hy sinh lợi ích của gia đình vì lợi ích chung. Như cụ Lò Văn Thành, xóm Cò Phày đã hiến hàng trăm m2 đất để xây dựng trường học. 

Ở các bản làng trên toàn huyện, nhiều NCUT cũng đi tiên phong, trở thành tấm gương sáng. Như ông Xa Văn Ngọc (72 tuổi), xóm Nhạp, xã Đồng Chum. Những năm qua, để nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Ngọc luôn chú trọng áp dụng KHKT vào lao động sản xuất. Gia đình ông đi đầu trong việc phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp bền vững và dịch vụ vận tải, san lấp mặt bằng. Từ đó đem lại nguồn thu nhập ổn định, tạo việc làm cho một số lao động ở địa phương. Bên cạnh đó, ông Ngọc vận động gia đình và Nhân dân trong xóm hiến hàng nghìn m2 đất để xây dựng đường giao thông, trường học. 

Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Từ năm 2011 - 2021, trên địa bàn huyện đã bình chọn được 1.483 lượt NCUT trong đồng bào DTTS. NCUT chính là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Là người vận động đồng bào DTTS tích cực tham gia phát triển sản xuất để xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Họ là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết của bản làng, cũng như tham gia phòng, chống tai, tệ nạn xã hội, bài trừ hủ tục lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tiến bộ, văn minh.
   Viết Đào

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục