(HBĐT) - Không cỗ bàn linh đình, không khách khứa nhộn nhịp gần xa, không đoàn đưa rước dâu dập dìu, chỉ có hai bên họ hàng nội ngoại, một vài người hàng xóm, bạn bè thân thiết chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng, hạnh phúc. Đó là cách mà những đám cưới thời Covid-19 diễn ra. Mọi thứ được tối giản hết mức có thể trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa và cảm xúc.



Cuối tháng 12/2021, chị Bùi Thị Điệp, xã Kim Bôi (Kim Bôi) tổ chức xong ngày trọng đại cho con gái lớn. Đám cưới được diễn ra nhỏ gọn, ấm cúng khi lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới cùng được gói gọn trong 1 ngày để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho nhà trai, đáp ứng yêu cầu phòng, chính dịch Covid-19. Ngay từ ban đầu, ý tưởng về một đám cưới theo đúng phong tục địa phương với sự tham gia đầy đủ của họ hàng nội, ngoại gần xa, bạn bè, đồng nghiệp đã được cô dâu Ngọc Trinh và chú rể Phạm Nam lên kế hoạch chi tiết, chu đáo. Nhưng do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, "đám cưới như mơ” không thể thực hiện. Thay vào đó, gia đình chỉ tổ chức vài mâm cơm báo cáo tổ tiên và họ hàng. Thậm chí, buổi chiều trước ngày đưa con gái về nhà chồng tại huyện An Dương (Hải Phòng), bố mẹ cùng vài người thân của cô dâu đã lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh test nhanh Covid-19, để đảm bảo đủ điều kiện đi đến nhà trai theo yêu cầu của chính quyền sở tại đối với người ngoại tỉnh. 

Trước đó, đám cưới của cô dâu Thanh Mai và chủ rể Trịnh Khánh cũng diễn ra tại nhà gái ở xã Kim Bôi (Kim Bôi) sau khi phải hoãn một lần vào đầu tháng 11. Vẫn là đúng giờ đẹp, nhà trai từ thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) mang tráp hỏi, trầu cau đến hỏi cô gái thảo hiền về làm dâu con trong nhà. Vẫn là bóng dáng người cha, người mẹ bần thần tiễn con gái đến bậu cửa, nhưng không còn cảnh đoàn rước dâu nối đuôi nhau nữa, chỉ có đại diện nhà gái, nhà trai đón cô dâu mới về nhà chồng. Không có đông đảo anh em bạn bè tới dự, nhưng theo dõi livestream đám cưới từ xa, họ vẫn liên tục gửi lời chúc phúc và những món quà ý nghĩa đến đôi bạn trẻ bằng hình thức trực tuyến.  

Đám cưới mùa dịch, ngoài việc tổ chức đơn giản, rút gọn và luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý hoãn đám cưới khi có chỉ đạo từ chính quyền địa phương, thì việc chuẩn bị cỗ và ăn cỗ cũng hết sức đặc biệt. Về phía gia chủ, bên cạnh các món ăn được lên mâm trang trọng, đẹp mắt, đi kèm là những chiếc túi nilon để khách có thể mang đồ về nếu không ngồi dự cỗ trực tiếp. Ngoài cửa rạp chính đón khách, khẩu trang, nước rửa tay khô sát khuẩn được gia chủ để tại vị trí dễ thấy, tiện cho khách sử dụng. Đối với khách được mời, ai cũng đeo khẩu trang và chủ động giữ khoảng cách với người khác. Họ chia nhau thành từng nhóm nhỏ đến chúc phúc và gửi quà mừng cho đôi uyên ương, sau đó ra về chứ không ngồi dự tiệc như trước đây. 

Chị Như Ngọc, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Không chỉ tôi mà cô dâu nào cũng muốn có một ngày vui với đông đủ họ hàng, anh em bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng do dịch bệnh vẫn chưa thực sự được kiểm soát, tôi cũng không muốn ngày vui trở thành nỗi lo nên bàn với bố mẹ hai bên chủ động cắt giảm các thủ tục rườm rà. Chỉ tổ chức đón dâu và mời tiệc trong khuôn khổ nội bộ gia đình nhưng vẫn rất vui vẻ và hạnh phúc.

Những sự thay đổi và thích nghi nhanh chóng bằng nhiều cách làm mới đã thể hiện quyết tâm vượt qua dịch bệnh của cả cộng đồng. Một "đám cưới thời Covid-19” có thể không được hoành tráng, long trọng như mong ước của nhiều gia đình cũng như các cặp uyên ương. Nhưng sau tất cả, sự an toàn của gia chủ và cả khách mời là điều được đặt lên trên hết. Ý thức, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của mỗi người là một lời chúc hoàn hảo giữa thời dịch cho đôi lứa sống hạnh phúc dài lâu. Một đám cưới đơn giản, gọn nhẹ trong mùa dịch sẽ là kỷ niệm đáng nhớ để các cặp đôi kể lại với con cháu sau này.

 Khánh Linh (TTV)

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục