(HBĐT) - Thông tin phát đi được các báo dẫn nguồn từ Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn tỉnh đang tồn tại hàng loạt dự án không phép, chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản (BĐS) được rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội với những lời quảng cáo đường mật nhằm lôi kéo khách hàng. Cũng lại thông tin trong tuần qua, chính quyền một số địa phương trong tỉnh đã ráo riết chỉ đạo tháo dỡ hàng loạt dự án vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, BĐS...

Lẽ dĩ nhiên dư luận phản ứng trước các thông tin có vẻ trái ngược nhau về "kẻ xây, người đập” này là rất khác nhau. Nhiều người hoan nghênh việc làm quyết liệt của chính quyền nhằm lập lại trật tự pháp luật và cho rằng, việc tháo dỡ các công trình sai phạm là việc phải làm để không chỉ đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật, mà còn bảo vệ lợi ích của người mua nhà (dù mua để ở hay kinh doanh) và hơn nữa bảo đảm sự minh bạch, lành mạnh cho thị trường BĐS vốn đang rất sôi động hiện nay. Việc chính quyền ra tay quyết liệt với dự án vi phạm cũng được cho là bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động, vì nó khắc phục được tình trạng xử lý nửa vời theo kiểu phạt cho tồn tại vốn rất phản cảm với dư luận Nhân dân trong thời gian dài vừa qua.

Tuy vậy, nhìn đống tài sản hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng bị phá dỡ không thương tiếc thì ai cũng thấy xót của. Bởi lẽ tài sản dù sở hữu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào thì đó cũng là tài sản được kết tinh từ công sức lao động và là bộ phận cấu thành tài sản của xã hội, của đất nước nên không thể cứ nói phá là phá ngay được. Đó là chưa kể có không ít dự án đã được giao dịch thành công với lập lờ các quy định của pháp luật như xây và chuyển nhượng nhà, đất ở nông thôn hay đại loại như vậy thì việc phá dỡ thật không dễ dàng gì.

Câu hỏi dư luận đặt ra là khi các chủ đầu tư những dự án (tạm gọi là không phép) chuẩn bị xây dựng thì chính quyền đang ở đâu? Và chỉ khi khối tài sản khổng lồ hiển hiện ra trước mắt, thậm chí kéo dài nhiều năm với sự phản ánh của dư luận thì các cơ quan nhà nước mới xuất hiện làm cái việc lẽ ra phải làm sớm hơn, đó là thanh tra, đình chỉ và... phá dỡ. Liệu có giải pháp nào để ngăn chặn từ sớm, từ xa những vi phạm pháp luật? Lỗ hổng nào về pháp luật hay về trách nhiệm, năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước?

Sổ tay người giám sát cho rằng, những câu hỏi dư luận đặt ra với chính quyền không phải là không có cơ sở. Theo quy định của pháp luật hiện hành, để xây dựng được một công trình thì người dân, doanh nghiệp phải trải qua hàng loạt các thủ tục hành chính như thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường, quy hoạch, kiến trúc, điện nước và kết nối hạ tầng dùng chung… Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước từ cấp chính quyền cơ sở đến các cơ quan quản lý chuyên ngành với đội ngũ cán bộ, công chức hùng hậu… Vậy nhưng cả chục dự án không phép vẫn mọc lên theo kiểu "con voi chui lọt lỗ kim".

Thiết nghĩ, thái độ quyết liệt của chính quyền nhằm lập lại trật tự pháp luật là rất kịp thời, đáng hoan nghênh và đây cũng là hồi chuông cảnh báo hậu quả nhãn tiền cho thói làm ăn coi thường, bất chấp pháp luật của không ít người. Song, để không còn cảnh bất đắc dĩ đập phá những dự án không phép, sai phép thì việc tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân; trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ, quản lý của các cấp chính quyền; vai trò thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng, đặc biệt phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của MTTQ các cấp và Nhân dân mới là điều căn cốt.

N.T.S

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục