"Bão Covid-19” tạm lắng nhưng công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội lại phải đối mặt với cơn bão mới, đó là "bão giá”. Xăng tăng, gas tăng kéo theo hàng loạt mặt hàng thiết yếu đội giá lên theo. Việc này, khiến cho những đồng lương ít ỏi của công nhân càng trở nên eo hẹp. Họ phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu, nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền thêm trĩu nặng.

Bữa ăn đạm bạc của một gia đình công nhân thời

Bữa ăn đạm bạc của một gia đình công nhân thời "bão giá”.

Thắt lưng buộc bụng

Giữa thời tiết ỏi ả mùa hè, không khí càng trở nên ngột ngạt hơn tại các khu nhà trọ của công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội). Tận mắt chứng kiến bữa ăn gia đình của hầu hết công nhân nơi đây trong thời "bão giá” mà không khỏi chạnh lòng. Một mâm cơm chỉ có rau, đậu, cá khô và trứng rán. Những món ăn mặn như cá, thịt thường được dành cho bữa ăn cuối tuần để cải thiện. Số tiền mà nhiều công nhân làm ra hàng tháng cũng chỉ đủ chi tiêu tằn tiện.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh, hiện đang làm việc tại Công ty Canon, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết, xăng tăng, gas tăng, sữa tăng, thực phẩm tăng, để đủ chi tiêu trong cả tháng cho gia đình gồm 5 miệng ăn của hai vợ chồng và 3 con nhỏ, chị Anh phải tính toán chi ly, cắt giảm mọi thứ để bù lại.

Trong căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp chị Anh buồn rầu chia sẻ, bản thân chị làm công nhân nhiều năm nhưng lương thấp. Con nhỏ, mọi chi phí sinh hoạt đều tốn kém hơn. Tiền sữa, tiền ốm đau chữa bệnh rồi lại tiền điện, nước, khiến chị lúc nào cũng "quay như chong chóng”. Từ việc con cái cho đến ăn tiêu gia đình đều do một mình gánh vác. "Hôm nào đi làm tăng ca thì chồng chăm con hoặc bí quá thì gửi hàng xóm. Cũng may là chị em khu trọ đều là công nhân nên ai cũng thông cảm, biết sẻ chia, giúp đỡ nhau lúc khó khăn” - chị Anh nói.

Thương vợ con vất vả, anh Nguyễn Văn Chiến (chồng chị Vân Anh) cũng chịu khó làm tăng ca, tăng giờ để có thêm đồng ra đồng vào nhưng mọi thứ đều như muối bỏ bể khi giá cả các mặt hàng ngày càng tăng. Trước đây, nếu muốn đổ xăng chỉ cần mua 50 nghìn đồng nhưng nay để đổ đầy bình anh Chiến phải mua 80 nghìn đồng. Hai vợ chồng làm công nhân hơn mười năm nhưng tổng thu nhập chỉ khoảng hơn chục triệu đồng. Vừa lo trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, vừa lo chi phí sinh hoạt cho 3 con nhỏ khiến cho gánh nặng cơm áo đè nặng hai vai.

Còn đối với vợ chồng anh Nguyễn Viết Thắng, công nhân Công ty TNHH Fit Active Việt Nam, tại Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đời sống có vẻ bớt khó khăn hơn do có ông bà nội đỡ đần, trông nom con cái. Tuy nhiên, mỗi tháng anh Thắng làm tăng ca và thêm giờ mới được 7 triệu đồng. Trong đó, riêng tiền thuê trọ đã gần 2 triệu đồng/tháng, còn chưa kể tiền điện, nước. Do đó, hai vợ chồng anh luôn trong tình trạng phải thắt chặt "hầu bao” với mong muốn dư chút tiền gửi về đỡ đần ông bà nuôi cháu. Ở trong căn phòng trọ 15m2 có gác xép khá ngăn nắp, hai vợ chồng anh Thắng còn tranh thủ gọt ít hoa quả, chuẩn bị trà nước để tối ra đầu ngõ bán. Quán nước chè cũng phần nào giúp vợ chồng anh có thêm thu nhập. So với đời sống của công nhân trọ quanh đây thì thu nhập của anh Thắng, chị Mai cũng được coi là tạm ổn.

Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời

Để đánh giá đúng thực trạng đời sống công nhân, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, theo tính toán của Viện, công nhân Việt Nam chiếm khoảng 15% dân số, 27% lực lượng lao động nhưng đóng góp 70% ngân sách và 65% GDP. Tuy đóng góp nhiều như vậy nhưng công nhân chưa được hưởng thành quả tương xứng. Họ có đời sống còn bấp bênh, nhiều vấn đề cấp bách về tiền lương, nhà ở, nuôi con... chưa được giải quyết thỏa đáng.

"Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của công nhân lao động chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết những gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn ngay cả khi họ không làm thêm giờ” - ông Tiến nói.

Trong các khu công nghiệp đều có các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân ở những khu nhà trọ xã hội. Tại nơi đây, nhiều hoạt động văn hóa cũng được các cấp, các ngành tổ chức triển khai để hỗ trợ cho công nhân có đời sống khó khăn. Ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, giá cả leo thang, người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là công nhân đang làm việc trực tiếp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặc dù từ ngày 1/7 tới, Chính phủ sẽ điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng lên 6% nhưng vẫn không thể bù đắp được những thiếu hụt do giá cả tăng phi mã.

Thời gian qua, trước thực trạng đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, công đoàn các cấp cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ hợ như trao quà cho công nhân nghèo, hỗ trợ gói an sinh, phiên chợ 0 đồng... Những món quà tuy nhỏ nhưng là tình cảm, sự quan tâm của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động với mong muốn chia sẻ, hỗ trợ để đoàn viên, người lao động được ấm lòng và có thêm động lực vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, trước thực trạng người lao động đang gặp khó khăn, các cấp công đoàn cần đưa ra một chính sách dài hơi, mang tầm chiến lược để công nhân nói riêng và người lao động nói chung có thể sống bằng lương và được hưởng những quyền lợi cơ bản nhất để trang trải cuộc sống.

Điều tra năm 2021 chỉ rõ 5% người lao động được hỏi cho biết bữa ăn có thịt cá chỉ khoảng 1 - 2 lần/tuần; 41% không đủ tiền mua thuốc cơ bản và không dám chữa bệnh vì không có tiền… Đặc biệt, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào tháng 4/2022 trên 2.000 công nhân, trên 50% cho biết tiền lương và thu nhập chỉ đủ sống; khoảng 1/4 số người được hỏi phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; khoảng 20% từng rút bảo hiểm xã hội một lần sau đó tiếp tục tham gia lại.

                                                                    Theo báo Đại đoàn kết

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục