(HBĐT) - Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 của Chính phủ, đã có trên 55 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Đà Bắc được vay vốn. Tín dụng chính sách thực sự trở thành "đòn bẩy” quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện vùng cao này.


Suốt 20 năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc đã truyền tải kịp thời vốn chính sách, góp phần quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Ảnh chụp tại xã Tú Lý.

Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh, với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 91%. Những năm qua, công cuộc xóa đói, giảm nghèo của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong những động lực quan trọng để hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện vượt khó vươn lên.

Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cho biết: Khi mới thành lập, NHCSXH huyện mới triển khai 2 chương trình tín dụng, gồm chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Những năm qua, để đáp ứng nhu cầu của người dân, đơn vị đã nỗ lực huy động nguồn vốn. Đến nay đang triển khai 16 chương trình tín dụng, tăng so với năm 2003 hơn 444 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay đạt 1.231 tỷ đồng, với trên 54 nghìn lượt hộ vay vốn. 
Nhờ tín dụng chính sách mà trong 20 năm qua đã có hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Đà Bắc vượt qua ngưỡng nghèo. Hiện nay, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người dân huyện vùng cao trong phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo. Gia đình chị Bàn Thị Sang, xóm Doi, xã Hiền Lương trước đây hoàn cảnh kinh tế khá khó khăn. Để có thu nhập trang trải hàng ngày, vợ chồng chị Sang phải đi làm thuê, việc làm thời vụ thu nhập không ổn định nên cuộc sống gia đình bấp bênh. Cuộc sống của gia đình chị Sang chỉ vơi dần đi những khó khăn khi được tiếp cận vốn vay ưu đãi của NHCSXH để phát triển kinh tế. Năm 2012, gia đình chị được vay 30 triệu đồng, số tiền này chị Sang đầu tư phát triển chăn nuôi bò. Sau 10 năm, nhờ sử dụng vốn hiệu quả, bò phát triển tốt và sinh sản đều đặn nên đàn bò ngày càng tăng. "Từ khi được vay vốn chính sách, đến nay, đời sống của gia đình tôi đã bớt vất vả hơn. Từ đó, gia đình có điều kiện để nuôi dạy con cái tốt hơn” - chị Sang chia sẻ. 

Được biết, nhờ nuôi bò và phát triển kinh tế đồi rừng mà mỗi năm đã đem lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng cho gia đình chị Sang. Đây chỉ là 1 trong số hàng nghìn hộ dân huyện vùng cao Đà Bắc đã có những bước tiến vững chắc để vượt lên đói nghèo. Theo thống kê của NHCSXH huyện, trong 20 năm qua, vốn chính sách đã giúp trên 12 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; trên 1,6 nghìn lao động được tạo việc làm; 196 lao động được đi xuất khẩu lao động; trên 1,8 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn đi học. Ngoài ra, đã có hàng nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được đầu tư cải tạo, xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. 

Mặc dù công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến tích cực, nhưng hiện nay, Đà Bắc vẫn là huyện nghèo duy nhất của tỉnh (theo Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Do đó, nhu cầu được tiếp cận vốn chính sách rất lớn. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc PGD NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết thêm: Trong thời gian tới, NHCSXH huyện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, phương hướng theo sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, chi nhánh tỉnh Hòa Bình và phương hướng phát triển kinh tế tại địa phương. Mục tiêu phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước gắn với phát triển các sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.


Viết Đào


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục