(HBĐT) - Hơn 7 năm công tác tại Báo Hoà Bình, quãng thời gian không dài, không ngắn đã cho tôi được đi, viết và trải nghiệm công việc của người làm Báo Đảng địa phương ở một vùng đất còn nhiều khó khăn. Những chuyến công tác "ăn nằm” ở cơ sở đã giúp chúng tôi trưởng thành...


Phóng viên Tuấn Hưng, Báo Hòa Bình trong lần tác nghiệp tại xóm Thung Vòng (nay là xóm Khi), xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), là 1/36 xóm khó khăn nhất tỉnh. 

Với một người viết chập chững vào nghề, cái gì cũng mới mẻ do thiếu kiến thức từ thực tế. Do đó, để tích lũy sự hiểu biết, ngoài việc chịu khó, nghiên cứu, học hỏi từ những đồng nghiệp "tiền bối" thì sự lăn lộn ở cơ sở là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp phóng viên trẻ trưởng thành. Khi mới về Báo Hoà Bình thử việc, chúng tôi được Ban Biên tập giao nhiệm vụ viết, phản ánh về đời sống của 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh. Đây là những xóm thuộc 28 xã của 8 huyện và TP Hòa Bình nằm trong danh sách được UBND tỉnh phê duyệt trong Đề án hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh. Một đề án đặc thù nhằm hỗ trợ những xóm khó khăn nhất tỉnh có bước tiến nhanh hơn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. 

Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện đề án, Báo Hòa Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền về những khó khăn, trăn trở, tâm tư của người dân ở các xóm nghèo. Khi giao nhiệm vụ, Ban Biên tập cũng nhấn mạnh, đó là cơ hội để phóng viên trải nghiệm, trau dồi kiến thức từ cuộc sống. Ghi nhận thực tế, điều đầu tiên có thể cảm nhận là nguyên nhân khiến các xóm chìm trong cái nghèo là do vị trí địa lý hầu hết đều thuộc diện "thâm sơn, cùng cốc”, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu và yếu, nhất là về đường giao thông. Cá biệt có những xóm tỷ lệ hộ nghèo trên 90%, có xóm vẫn chưa một lần được hưởng niềm vui từ ánh điện quốc gia.

Dành nhiều tháng đi thực tế tại các thôn, bản khó khăn nhất tỉnh, chúng tôi có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Những con đường rừng trắc trở, những trận mưa bất chợt, mỗi chuyến đi là một trải nghiệm. Trong đó, lần về xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) là ấn tượng hơn cả. Sau 2 ngày 1 đêm "ăn nằm” ở xóm Pheo, chúng tôi có bài viết phản ánh về xóm "nhiều không”. Đó là vào năm 2016, lúc đó Pheo chưa có điện lưới quốc gia, đường về xóm vô cùng trắc trở. Một bức tranh đầy sự nghèo khó của Pheo gây sốc vào thời điểm đó. Sau bài viết, nhiều cơ quan báo chí T.Ư cũng có phóng sự phản ánh về khó khăn của xóm núi này. Đến năm 2018, xóm Pheo có điện lưới quốc gia kéo đến tất cả các hộ dân. Tiếp đó con đường độc đạo lên xóm được mở rộng và cứng hóa thuận lợi. 

Những bài viết có hiệu ứng tốt như vậy đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục dấn thân, không ngại vất vả đi đến những khu vực vùng sâu, vùng xa để phản ánh, viết bài. Sau những chuyến đi thâm nhập thực tế ở cơ sở là cơ hội để người cầm bút soi chiếu sự "thẩm thấu” của những chủ trương, chính sách, nghị quyết vào cuộc sống. Từ thực tế ghi nhận được có căn cứ để viết bài, đôi khi là gợi mở hướng tháo gỡ những "nút thắt” ở cơ sở. Sau hơn 7 năm làm báo, những mảnh đất lạ mà chúng tôi đã đặt chân đến vào những ngày đầu, nay đã trở thành một vùng quê thân thuộc. Làm báo có cái thú vị ở chỗ là được đi, đến, trải nghiệm và trở lại. Những lần trở lại là cơ hội để chứng kiến sự đổi thay của các vùng quê, tiếp tục có những bài viết để phản ánh chân thực, sống động hơn. Suy cho cùng, những người làm báo sẽ chẳng thể có được những tác phẩm gần gũi, mang đậm hơi thở cuộc sống nếu nhà báo không dấn thân, lăn lộn với nghề. Đặc biệt, với một tỉnh đang từng bước phát triển với nhiều khu vực còn khó khăn như Hòa Bình, thì những vùng đất khó không chỉ là "chất liệu” để tạo nên những tác phẩm báo chí chân thực, mà việc lăn lộn ở những nơi này sẽ giúp nhà báo ngày càng trưởng thành hơn, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ của người làm công tác tuyên truyền, cũng như phản ánh đa chiều thực tế đời sống của xã hội.
Viết Đào


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục