(HBĐT) - Đợt mưa lũ trong những ngày trung tuần tháng 8 vừa qua đã khép lại, nhưng nỗi đau mất mát người thân vẫn còn ở lại day dứt mãi. Cả tỉnh có 5 người bị mưa lũ cuốn trôi, trong đó tới ngày 12/8 đã có 3 người chết do đuối nước, 2 người mất tích. Đây là thiệt hại lớn về người. Ngày đầu mưa lũ vào 11/8, hai vợ chồng đi qua suối Ba Hang, thuộc địa phận xã Đồng Tâm, do nước lớn, chảy siết đã bị lũ cuốn trôi, thi thể người vợ được tìm thấy trước; sau này mới tìm thấy xác của người chồng. Theo người dân địa phương, suối Ba Hang bình thường là suối cạn không nhiều nước, nhưng hôm đó mưa lớn, nước mạnh, chảy siết nên hai vợ chồng họ đã bị lũ cuốn đi. Cũng tại huyện Lạc Thủy vào chiều ngày 11/8, tại thôn Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa, một cháu bé đang chơi thì vô tình ngã xuống mương nước gần nhà; do mưa to, nước mương chảy xiết nên cháu bé đã đuối nước và tử vong.  Cũng ngày 11/8, một cháu bé 10 tuổi ở xóm Nhả, xã Hợp Thành, TP Hòa Bình cùng bạn đi chơi, bị trượt chân ngã xuống nước, cũng không cứu được. Trong ngày 11/8, một thanh niên, trú tại xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi ra sông Bôi quăng lưới đánh cá bất ngờ bị lũ cuốn trôi, mãi hôm sau mới tìm thấy xác.



Ban chỉ huy Phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn huyện Đà Bắc đặt biển cảnh báo những vùng nguy hiểm trên địa bàn.

Trước đó, trên địa bàn tỉnh thường xuyên ghi nhận những trường hợp bị lũ cuốn, đuối nước thương tâm. Đó là những những thiệt hại về người không thể cân đong đo đếm được để lại những nỗi xót xa, day dứt mãi sau này đối với người ở lại.

Hậu quả đáng tiếc về người cũng cho thấy còn tư tưởng lơ là, chủ quan của  người dân, bất cẩn khi vượt qua ngầm tràn khi mưa lũ lớn, nước xảy siết dâng cao. Và cũng cho thấy các kịch bản, ứng phó với mưa lũ, trượt đất đá còn chưa sát với thực tế và chính quyền cơ sở chưa có sự quyết liệt trong thực hiện phương án phòng chống mưa lũ, trượt sạt.

 Là tỉnh miền núi, độ dốc lớn, địa hình chia cắt, những năm qua, tỉnh luôn đối mặt với tình trạng mưa lũ, trượt sạt, ngập úng. Nguy cơ trượt sạt thường xuyên xảy ra ở các xã vùng cao như Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn; tỉnh có hàng chục điểm thường xuyên ngập, nhất là tại các khu vực Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi… Hàng năm, chính quyền tỉnh đã liên tiếp chỉ đạo xây dựng kịch bản, giải pháp cụ thể để ứng phó với thiên tai, mưa lũ, trượt sạt theo phương châm 4 tại chỗ. Theo đó đã yêu cầu, các đơn vị, địa phương tuyên truyền, cảnh báo cho người dân tự phòng tránh thiên tai, trượt sạt; kiên quyết không để hộ dân nào sống trong vùng nguy hiểm ven suối, sườn núi, đồi tiềm ẩn nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét… Thực tế, nhiều khu vực của tỉnh nằm trong cảnh báo nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, ngập úng. Trong khi đó, người dân vẫn còn tư tưởng chủ quan khi đi qua các ngầm tràn, vẫn còn người dân ở ven sống, ven suối, khu vực nguy cơ trượt sạt. Để hạn chế những thiệt hại đáng tiếc về người, để hạn chế những cái chết thương tâm day dứt, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các công điện, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh tập trung khắc phục và triển khai các biện pháp ứng phó, PCTT&TKCN. Chính quyền cơ sở cần phối hợp với lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ hệ thống ngầm tràn, đường giao thông hay xảy ra ngập khi có mưa lũ. Tăng cường trực gác, hướng dẫn người dân đi qua ngầm tràn, tuyệt đối không cho người dân đi qua các khu vực nguy hiểm khi nước lũ dâng cao. Có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế không cho người dân đi lại khi có nguy hiểm. Bên cạnh đó cần khẩn trương rà soát những khu vực, vị trí xung yêu nguy cơ thiên tai thường trực để có phương án cụ thể, sát thực tế, vừa tuyên đề cao tính chủ động cho  người dân, tổ chức vận động, di dời và có thể cưỡng chế người dân di dời ra khỏi những khu vực có cấp độ rủi ro cao, hạn chế thiệt hại không đáng có về tính mạng con người.  

Linh Trang

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục