(HBĐT) - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được huyện Kim Bôi tập trung thực hiện và đạt kết quả tích cực, giúp người dân có cơ hội tìm được việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây là tiền đề quan trọng để huyện thực hiện tiêu chí lao động việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo trong xây dựng nông thôn mới.


Lớp học nghề mây giang đan tại xã Xuân Thủy (Kim Bôi) thu hút nhiều phụ nữ tham gia.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, hàng năm, huyện chỉ đạo các ngành chức năng, xã, thị trấn xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho LĐNT. Các đơn vị đào tạo nghề tổ chức tuyên truyền, tư vấn người lao động đăng ký học nghề phù hợp với điều kiện, năng lực bản thân và giới thiệu những ngành nghề thị trường lao động cần. Đồng thời tuyển sinh, mở các lớp đào tạo nghề theo đúng quy định, trong đó ưu tiên dạy nghề cho đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo và hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng chí Nguyễn Văn Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kim Bôi cho biết: Để thực hiện tốt công tác đào tạo, Trung tâm đã triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tính chủ động của người lao động trong quá trình tìm việc làm và chuyển đổi nghề; xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề thiết thực cho từng nhóm đối tượng; tăng cường liên kết trong việc chuyển giao, tiếp nhận kiến thức, kỹ thuật, sử dụng lao động qua đào tạo. Trong năm 2022, Trung tâm tổ chức dạy nghề theo Đề án 1956 được 25 lớp với gần 800 học viên, trong đó trên 80% học viên là người dân tộc thiểu số. 90% học viên học xong các lớp đào tạo nghề có việc làm, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, kinh doanh tại địa phương, gia đình, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2010 - 2020, huyện đã mở 248 lớp đào tạo cho 7.920 LĐNT học các nhóm nghề: làm chổi chít xuất khẩu, may túi xách siêu thị xuất khẩu, trồng cây có múi, chăn nuôi trâu, bò, thêu thổ cẩm, mây tre đan xuất khẩu, chăn nuôi gà hữu cơ, sản xuất rau an toàn, may công nghiệp, hàn điện, sửa chữa máy nông nghiệp và một số nghề nông nghiệp khác. Nguồn kinh phí tỉnh cấp trên 6 tỷ đồng. Thông qua học nghề, tưduy, ý thức, tác phong công nghiệp của người dân có sự chuyển biến rõ rệt.

Lao động sau khi được đào tạo có nghề nghiệp ổn định, tạo thu nhập cho gia đình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Trong đó, tỷ lệ lao động sau học nghề làm chổi chít xuất khẩu, may túi xách siêu thị xuất khẩu có việc làm tại xưởng đạt 90%, tự tạo việc làm 10%. Nghề thêu thổ cẩm có việc làm 100%. Nghề trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm tự tạo việc làm tại gia đình 100%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16,5 triệu đồng năm 2016 lên 42 triệu đồng năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 5,06%.

Với nhiều giải pháp thiết thực, đến nay, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT của huyện Kim Bôi thu được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 61%; trong đó, số có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24%. Thông qua công tác đào tạo nghề không những góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà còn giúp nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo việc làm và giúp LĐNT từng bước tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện tiếp tục quan tâm hỗ trợ, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho LĐNT, khai thác tốt tiềm năng của địa phương để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện ngày càng phát triển bền vững.


Minh Tuấn


Các tin khác


9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn), nội dung tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ là hoạt động điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của thành viên tham gia dự án và người dân địa phương.

Cảnh giác khi mua hàng khuyến mại, giảm giá

Trong thời đại công nghệ thì việc mua bán hàng qua mạng là phổ biến. Tuy nhiên đây là kênh dễ lừa khách hàng nhất. Để tạo lòng tin, kẻ xấu giả mạo nhiều fanpage nổi tiếng với ảnh đại diện, ngôn ngữ, có đường dẫn tới web mua hàng rồi đồng loạt chạy quảng cáo, khiến người dùng lầm tưởng hãng thực sự có chiến dịch khuyến mãi.

Thời tiết ngày 25/4: Nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ C. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ C.

Công đoàn ngành Giáo dục chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Xác định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Giáo dục đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, chú trọng hướng về cơ sở. Đồng thời thực hiện đa dạng giải pháp, kịp thời chia sẻ những khó khăn giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục