(HBĐT) - Sau khi chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) trở về địa phương, những tưởng sẽ bị gia đình, bạn bè và xã hội kỳ thị, xa lánh, cuộc sống khó khăn do không có vốn liếng, không nghề, không việc làm ổn định...


Người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và tái hoà nhập cộng đồng tham gia "Phiên chợ tình người” tại huyện Lương Sơn được tư vấn, giới thiệu việc làm, chính sách vay vốn phát triển sản xuất.

Phiên chợ của tình người

Nhưng mọi chuyện không như hình dung của anh Nguyễn Ng H (SN 1998), ở xã Cao Dương (Lương Sơn)... Tại phiên chợ việc làm dành cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng (CHAHSTCĐ) và tái hoà nhập cộng đồng (THNCĐ) trên địa bàn huyện Lương Sơn do Công an tỉnh phối hợp Sở LĐ-TB&XH tổ chức ngày 13/7/2023, xúc động khi được nhận vào làm việc tại một công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) trên địa bàn tỉnh với mức lương khởi điểm 6 triệu đồng/tháng, anh Nguyễn Ng H chia sẻ: Sau khi trả giá cho những lỗi lầm bằng bản án phạt tù, trở về địa phương tôi được gia đình và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể quan tâm, động viên, được tư vấn pháp lý và tạo điều kiện có công việc ổn định. Với tôi và gia đình đây là niềm vui rất lớn. Có việc làm không chỉ giúp ổn định cuộc sống mà còn giúp tôi tránh xa thói hư tật xấu, cám dỗ mà trước đây đã mắc phải để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

Cũng như anh Nguyễn Ng H, đến với phiên chợ việc làm dành cho người CHAHSTCĐ và THNCĐ, chị Nguyễn T H (SN 1983) rất phấn khởi. Do cải tạo tốt nên được ra tù trước thời hạn 9 tháng, vừa trở về địa phương chị cũng mong muốn tìm được công việc phù hợp. Tuy nhiên, do tuổi cao xin việc khó nên chị đến với "phiên chợ tình người” mong muốn được vay vốn để mở rộng kinh doanh cửa hàng tạp hoá bán tại nhà. Chị đã được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và huyện Lương Sơn nhiệt tình tư vấn chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Chị H chia sẻ: CHXAPT trở về địa phương, được gia đình, các tổ chức chính trị - xã hội động viên, hỗ trợ, giúp đỡ, tôi đã mở được một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Do nhu cầu và mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh nên cần thêm vốn đầu tư. Tham gia "phiên chợ tình người” tôi đã được tư vấn và thấy mình có đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn chính sách. Đây thực sự là niềm vui đối với tôi và gia đình.

Thượng tá Nguyễn Thị Thủy, Phó trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự (THAHS) và hỗ trợ tư pháp (HTTP), Công an tỉnh cho biết: "Phiên chợ tình người” dành cho người CHAHSTCĐ và THNCĐ được tổ chức trên địa bàn huyện Lương Sơn vừa qua là cách làm mới, lần đầu tiên được tổ chức trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động động thiết thực với mong muốn chung tay giúp đỡ người đang CHAHSTCĐ và THNCĐ có điều kiện ổn định cuộc sống, từng bước hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

Với ý nghĩa đó, "Phiên chợ tình người” với sự tham gia của 10 công ty, hợp tác xã (HTX), cơ sở SXKD trong và ngoài tỉnh đã thu hút trên 200 người CHAHSTCĐ và THNCĐ, cùng 150 người lao động trên địa bàn huyện tham gia. Tại phiên chợ, người CHAHSTCĐ và THNCĐ được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm miễn phí. Có 4 công ty, HTX trên địa bàn tỉnh tiếp nhận 14 người THNCĐ vào làm việc với mức lương ban đầu từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng (đã trừ tiền ăn ở, sinh hoạt).

Chia sẻ về việc tuyển dụng, tiếp nhận lao động là người THNCĐ vào làm việc, chị Nguyễn Bích Thảo, Phó giám đốc HTX Chiến Hùng (Hòa Bình) cho biết: HTX đã tuyển dụng được số lao động đáp ứng nhu cầu của đơn vị. Tiếp nhận các anh chị là người THNCĐ vào làm việc, chúng tôi tin vào ý chí, nghị lực, những khát khao cống hiến của họ, họ sẽ có những đóng góp quan trọng để đơn vị tiếp tục phát triển, mở rộng SXKD hiệu quả. HTX sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các anh chị có điều kiện phát huy năng lực, trí tuệ và cố gắng có những chính sách đãi ngộ tốt nhất đối với người lao động.

 Mô hình cần được nhân rộng và lan tỏa

Theo thống kê, tính đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh có 1.404 người THNCĐ. Trong đó, 525 người có cuộc sống ổn định; 424 người chưa có việc làm, thiếu vốn sản xuất; 355 người sống trong môi trường phức tạp về an ninh trật tự, hoàn cảnh khó khăn dễ tái phạm; 100 người thuộc diện thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống buông thả, không chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của gia đình và chính quyền địa phương.

Xuất phát từ thực tế đó, thời gian qua, Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố đã tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện nhiều nội dung, công tác THNCĐ. Toàn tỉnh đã xây dựng, duy trì 16 mô hình về THNCĐ ở 10/10 huyện, thành phố. Theo Đại tá Bùi Đắc Huyền, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và THAHS tại cộng đồng, Bộ Công an, việc tổ chức "Phiên chợ tình người” là việc làm có ý nghĩa thiết thực để giải quyết những vấn đề căn cơ, hỗ trợ tạo việc làm, kế sinh nhai cho người CHAHSTCĐ và THNCĐ để họ ổn định cuộc sống, THNCĐ bền vững. Đây là một trong những cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả cần tiếp tục được nhân rộng trong toàn tỉnh. Cùng với đó, để công tác TNHCĐ tiếp tục phát huy hiệu quả, lực lượng công an cơ sở cần làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong việc tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ người CHXAPT ngay khi họ mới trở về địa phương, giúp họ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm hòa nhập cộng đồng.

Thực hiện quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh và Sở LĐ-TB&XH, Phòng Cảnh sát THAHS và HTTP phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức được 45 buổi tư vấn, giới thiệu việc làm cho 6.000 người CHAHSTCĐ và THNCĐ tại các địa phương trong tỉnh. 6 tháng đầu năm 2023, 2 đơn vị đã phối hợp tổ chức 2 buổi tuyên truyền pháp luật về THNCĐ và tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho 250 người THNCĐ ở TP Hoà Bình và huyện Yên Thuỷ. Qua đó giúp nhiều người lầm lỗi tìm được con đường sáng trên hành trình THNCĐ, từng bước ổn định cuộc sống.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục