Nghề mây, tre đan thủ công ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) có từ lâu đời. Những năm qua, xã từng bước khôi phục, phát triển nghề truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm cho lao động địa phương.


Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại và dịch vụ Mường Pheo, xóm Tre, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Trước đây, bà con làm mây, tre đan chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia đình và buôn bán nhỏ lẻ trong vùng. Gần đây, nghề phát triển rộng cả về quy mô và giá trị, các sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chất lượng nâng cao, được nhiều nơi đặt mua, bày bán. Thành lập từ tháng 6/2021, HTX Nông nghiệp thương mại và dịch vụ Mường Pheo, xóm Tre chuyên nhận sản xuất, buôn bán các mặt hàng mây, tre đan thủ công, khởi đầu có 32 thành viên là những người còn lưu giữ, gắn bó với nghề. Đến nay, HTX có trên 150 thành viên, đều là phụ nữ trong xã, tạo việc làm ổn định, thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo, chủ yếu được  làm thủ công, do đó thị trường      ưa chuộng, HTX nhận được nhiều đơn hàng trong và ngoài tỉnh. 

Chị Bùi Thị Yến, Giám đốc HTX Nông nghiệp thương mại và dịch vụ Mường Pheo cho biết: "Trước đây, các hộ làm mây, tre đan với mục đích bán lẻ, sử dụng trong sinh hoạt gia đình, chưa trở thành hàng hóa. Nhận thấy mặt hàng này có tiềm năng tiêu thụ lớn, lại tận dụng được thời gian lúc nông nhàn, không phải bỏ chi phí, các chị em chỉ cần nhận nguyên liệu, làm và trả công theo sản phẩm nên HTX ngày càng thu hút được nhiều người tham gia, tạo việc làm thường xuyên”.

 Mặc dù không phải nghề chính nhưng mây, tre đan là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều lao động địa phương, nhất là hộ nghèo. Trung bình mỗi tháng, các thành viên trong HTX sản xuất được 1.500 - 2.000 sản phẩm gồm: rổ, hộp đựng, khay, giỏ hoa… được làm từ tre, mây và các vật liệu thân thiện môi trường… Sản phẩm rẻ nhất có giá 70.000 đồng, cao nhất trên 800.000 đồng tùy vào từng loại mẫu mã, kích thước. Hiện, sản phẩm của HTX được các công ty tại Hà Nội và nhiều tỉnh đặt hàng, ký hợp đồng thu mua thường xuyên, đầu ra ổn định. Nhiều chị em thuộc hộ nghèo, hạn chế sức lao động, sau khi tham gia HTX đã có thu nhập, cải thiện đời sống.

Chị Bùi Thị Phương thuộc hộ nghèo, thành viên HTX cho biết: "Tôi tham gia học và làm sản phẩm mây, tre đan từ năm 2022. Sức khỏe hạn chế, không làm được việc nặng nhọc, nghề mây, tre đan đem lại cho tôi thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống, không còn là gánh nặng cho gia đình”.

Để phát triển lâu dài, nguồn nguyên liệu cần ổn định cả về số lượng và chất lượng, đó là điều quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của nghề, đối với nghề thủ công truyền thống thì càng trở nên quan trọng. Nguồn nguyên liệu được nhập chủ yếu từ đơn vị đối tác và các đầu mối quanh vùng. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng mà đơn vị thu mua đặt ra, nguyên liệu càng phải lựa chọn kỹ càng. Tre cần chọn cây thẳng dóng, không sâu mọt, không sử dụng những cây có mấu dày. Mây cần độ dẻo dai, mềm mại, màu sáng, khi đan thành sản phẩm trông sẽ đẹp mắt, sang trọng nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Để làm ra các sản phẩm mây, tre đan có chất lượng, thẩm mỹ, ngoài sự khéo léo còn đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ, sáng tạo, cập nhật và học hỏi nhiều mẫu mã mới để tạo được nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó, các thành viên HTX luôn tích cực tham khảo, bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm, sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới để áp dụng, dần nâng cao tay nghề cho các thành viên, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường.

Đồng chí Bùi Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Văn Nghĩa cho biết: "Ngoài các đơn vị đang ký kết hợp đồng thu mua, xã tích cực tìm kiếm thêm đơn vị bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo đầu ra ổn định. Kết nạp nhiều thành viên, tổ chức tập huấn, đào tạo nghề, mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Hiện, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 47 triệu đồng/năm”.


Hoàng Anh

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục