(HBĐT) - Dự án "Chiếc khăn Piêu nối dài” của chị Hà Thị Hoa, xóm Nhót, xã Nà Phòn (Mai Châu) là 1 trong 4 dự án lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Thách thức kinh doanh”. Dự án có mục tiêu thí điểm, nhân rộng mô hình phát triển kinh tế kết hợp với du lịch, bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống, xây dựng nhà nghỉ cộng đồng "homestay real homestay” nhằm hạn chế tình trạng thanh niên đi làm xa nhà, thu hút thanh niên nhập cuộc và cải thiện sinh kế cho thanh niên trước đại dịch Covid-19.


Tác giả của dự án "Chiếc khăn Piêu nối dài” Hà Thị Hoa (đứng giữa) tại cuộc thi.

Chị Hà Thị Hoa chia sẻ: Dự án "Chiếc khăn Piêu nối dài” sẽ tiến hành song song 2 hoạt động: Một là phát triển nhà nghỉ cộng đồng trên nền tảng sẵn có, hoàn thiện một số hạng mục còn dang dở và nâng cấp nhân lực. Hai là phát triển nhóm sản xuất thổ cẩm, mở rộng đa dạng sản phẩm, tăng cường quảng bá, tiêu thụ trên các kênh online, offline. Thành viên dự án là đoàn viên thanh niên 2 xóm Nà Piềng và Nhót, được đào tạo nâng cao tay nghề bởi nghệ nhân dệt ở bản Nhót. Kết hợp sản xuất và du lịch trải nghiệm thông qua xây dựng các tour du lịch ngắn, dài, tạo cơ hội cho du khách trong và ngoài nước tìm hiểu sâu hơn về đời sống của người Thái ở Mai Châu.

Từ năm 2019, chị Hoa đã cùng nhiều hộ dân địa phương mở homestay nhỏ, đạt đánh giá 5* trên trang Tripadvisor; đạt 724 đánh giá trên trang Booking.com với điểm trung bình là 9,5. Tổng doanh thu bán phòng trên Booking.com (chưa tính doanh thu bán lẻ và các dịch vụ khác) trên 98 triệu đồng. Từ năm 2019, các chị đã sản xuất những sản phẩm thủ công đầu tiên bán tại bản Lác tại homestay và bán đơn hàng đầu tiên sang London (Anh). Giữa năm 2019 mời một số khách đến thăm quan trải nghiệm mô hình sản xuất thổ cẩm (không thu phí).

Hiện tại, đối với sản phẩm thổ cẩm vẫn duy trì khách hàng cũ, sản xuất theo đơn đặt hàng truyến thống kèm theo giới thiệu với đối tác sản phẩm mới do chính các chị thiết kế. Song song với đó, tăng cường tiếp cận khách hàng mới thông qua hình thức tặng quà lưu niệm khi khách đến nghỉ tại homestay. Mở trang fanpage chính thức giới thiệu chi tiết các sản phẩm kèm ảnh chụp, có thể chạy quảng cáo bổ sung khi vào mùa cao điểm.

Với khả năng cạnh tranh sản phẩm thổ cẩm dựa trên điểm mạnh: khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, sử dụng máy tính thành thạo, khả năng sản xuất theo đơn hàng lớn, mỗi sản phẩm sẽ đóng gói trong túi giấy kraft (thân thiện với môi trường), linh hoạt trong giao hàng cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, các thành viên tự tin có sản phẩm chất liệu tốt, nguồn gốc thiên nhiên, hoa văn đậm chất văn hoá dân tộc thiểu số, các sản phẩm mang tính ứng dụng cao như: túi đựng thảm tập yoga, khăn ăn, túi đựng laptop… sẽ là điểm mạnh để đi đến thành công.

Cùng với đó, lĩnh vực homestay, nhà nghỉ cộng đồng tọa lạc ở vị trí chân núi, trước mặt là cánh đồng bao la, diện tích đất rộng hơn 1.500 m2 có thể canh tác thêm rau, củ, quả phục vụ khách trải nghiệm cùng gia đình; phòng, giường đệm, nhà vệ sinh và các tiện nghi khác đều đạt tiêu chuẩn. Các bữa ăn tại homestay được thiết kế phù hợp, lưu ý khách ăn chay, ăn kiêng hoặc khách có thể nấu cùng gia đình. Các tour trải nghiệm được thiết kế với thời gian dài ngắn khác nhau, có thể đi bộ, xe đạp, xe máy, xe ô tô điện để khách có nhiều lựa chọn. Các tour hướng đến trải nghiệm văn hoá tìm hiểu phong tục tập quán là chính.

Hồng Duyên

Các tin khác


Khám phá vẻ đẹp bản Mường Đá Bia

(HBĐT) - Đến với du lịch cộng đồng (DLCĐ) huyện Đà Bắc, du khách nhớ ghé thăm Đá Bia (nay thuộc xóm Đức Phong, xã Tiền Phong). Nơi đây là một trong rất ít những nơi sinh sống tập trung của cộng đồng người Mường Ao Tá. Bà con còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Hội thảo trao đổi, xúc tiến đầu tư xứ Mường Động trong chương trình Famtrip

(HBĐT) - Ngày 8/12, tại khu nghỉ dưỡng An Lạc Ecofarm diễn ra hội thảo trao đổi, xúc tiến đầu tư xứ Mường Động trong chương trình Famtrip với chủ đề "Trekking, nghỉ dưỡng và xúc tiến đầu tư xứ Mường Động”. Tham dự có đại diện lãnh đạo huyện Kim Bôi, Phòng VH-TT huyện, An Lạc Ecofarm cùng các đơn vị lữ hành.

Hình thành sản phẩm du lịch nội đô Hà Nội trong tình hình mới

Dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp song với việc triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo tinh thần của UBND thành phố Hà Nội, ngành du lịch Thủ đô đang từng bước khởi động trở lại.

Đón khách quốc tế: Tín hiệu phục hồi đáng khích lệ

Đánh giá về việc thí điểm đón khách quốc tế trong hơn nửa tháng qua, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Ba địa phương lựa chọn thí điểm đón khách quốc tế trong 2 tuần qua đã đón gần 1.000 lượt khách, bước đầu khẳng định những tín hiệu đáng khích lệ.

Thực hiện chính sách đồng bộ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới

Ngày 30/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch tổ chức Diễn đàn du lịch toàn quốc "Giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam” theo hình thức trực tuyến tại 26 điểm cầu trên toàn quốc. Diễn đàn nhằm để doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đưa ra những giải pháp để nhanh chóng phục hồi và phát triển du lịch bền vững trong điều kiện "bình thường mới”.

Xã Bao La - điểm dừng chân lý tưởng của du khách

(HBĐT) - Với trên 80% đồng bào dân tộc Thái sinh sống, xã Bao La (Mai Châu) có khí hậu mát mẻ, địa hình bao quanh bởi núi đồi, ruộng bậc thang, thác nước và những dòng suối uốn lượn chảy quanh năm… Đó là những tiềm năng, lợi thế sẵn có để địa phương khai thác phát triển du lịch, trong đó, điểm nhấn là xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng (DLCĐ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục