Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 24/12 tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc H'Mông Yên Bái.


Một tiết mục biểu diễn khèn Mông (Ảnh: THANH SƠN)

Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc H'Mông Yên Bái.

Cụ thể như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Thanh âm giữa ngàn mây” gồm ba chương: "Khát vọng lời khèn”; "Âm vang trong mây ngàn” và "Tiếng khèn gọi mùa Xuân” diễn ra vào tối 23/12; trình diễn khèn Mông, không gian trưng bày văn hóa dân tộc H’Mông; giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc H’Mông; hội thi múa Khèn; hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ; thưởng lãm hoa Tớ dày (đào rừng) đang vào độ nở rộ trên các triền núi.

Điểm nhấn trong đêm khai mạc là lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.

Nghệ thuật khèn của đồng bào H’Mông được xếp vào loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng - Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Khèn (tiếng H'Mông gọi là "Kềnh" hay "Khềnh") là nhạc cụ độc đáo, gắn liền với hình ảnh những chàng trai dân tộc H'Mông rắn rỏi, tài hoa hiên ngang giữa đại ngàn gió núi.

Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống của dân tộc H'Mông.

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H'Mông được xếp vào loại hình tri thức dân gian.

Các họa tiết trên trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc H’Mông được làm từ sáp ong.

Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người H’Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người, là kết tinh của một hệ thống tri thức dân gian, phản ánh quá trình lịch sử, những cái nhìn sinh động về thế giới quan, về môi trường sống qua lăng kính của những người "họa sĩ bản làng"...

Các hoạt động hội thi múa khèn tốp giữa 5 địa phương có di sản nghệ thuật khèn Mông được diễn ra ngày 24/12. Các đội thi đến từ các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái) và các huyện Mường La, Bắc Yên (Sơn La).

Theo Nhandan.vn

Các tin khác


Vietnam Airlines tăng gần 550 chuyến bay dịp Tết Nguyên đán

Nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao của hành khách trên các đường bay nội địa dịp Tết Nguyên đán 2024, Vietnam Airlines Group thông báo tăng thêm hơn 100 nghìn chỗ, tương đương gần 550 chuyến bay, nâng tổng số lên thành 2,1 triệu chỗ với 10.700 chuyến bay cho mùa cao điểm Tết từ ngày 25/1 đến 24/2/2024 (tức từ ngày 15/12 năm Quý Mão đến 15 tháng giêng năm Giáp Thìn).

Ấn tượng ngày hội quảng bá du lịch vùng cao Đà Bắc

Những ngày đầu tháng 12, xã vùng hồ Hiền Lương (Đà Bắc) nhộn nhịp không khí của một trong những sự kiện được mong chờ nhất trong năm. Đó là Ngày hội văn hóa, thể thao, quảng bá du lịch huyện Đà Bắc năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc.

Lương Sơn Retreat kỷ niệm 1 năm đi vào hoạt động

Ngày 10/12, Khu nghỉ dưỡng Lương Sơn Retreat tổ chức kỷ niệm tròn 1 năm từ khi khai trương đi vào hoạt động.

Huyện Lạc Thủy xây dựng điểm du lịch an toàn, thân thiện

Nhằm từng bước phát huy tiềm năng, lợi thế, phấn đấu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của các dự án, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào các điểm du lịch trên địa bàn. Đồng thời hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển du lịch, giải quyết có hiệu quả các vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường an toàn, lành mạnh nhằm thúc đẩy thực hiện các dự án du lịch, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Khám phá du lịch cộng đồng Đà Bắc

Huyện Đà Bắc có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em: Mường, Tày, Dao, Kinh, Thái. Mỗi dân tộc có nét độc đáo riêng về bản sắc văn hóa, tạo nên những bản làng bình yên, tươi đẹp. Bên cạnh đó, huyện có hàng trăm km bờ hồ sông Đà, nhiều đảo nổi, bán đảo và các vịnh với cảnh quan kỳ thú. Nơi đây nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục