Ngày 16/2 (mùng 7 tháng Giêng), UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và lễ hội đền Khụ Chẹ, xã Đông Lai.


Thừa uỷ quyền, lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đền Khụ Chẹ cho UBND huyện Tân Lạc. 

Đền Khụ Chẹ toạ lạc trên núi Khụ Chẹ, thuộc xóm Chông Vạch, xã Đông Lai. Địa thế đẹp, xung quanh còn nhiều cây cổ thụ um tùm toả bóng mát khiến ngôi đền thêm linh thiêng, thanh tịnh. Đây là nơi thờ Thành Hoàng làng Quận Khơi - người có công bảo vệ, che chở người dân, hướng dẫn bà con khai khẩn đất để trồng trọt, chăn nuôi và lập xóm. Người dân trong vùng suy tôn ông là Thành Hoàng làng và lập đền quanh năm hương khói thờ, tri ân công đức.

Hiện nay, đền còn lưu giữ được một số di vật, cổ vật quý có giá trị lịch sử, văn hoá. Đền Khụ Chẹ xưa còn là ngôi đền lớn của cả vùng Mường Khơi nên cứ 3 năm 1 lần, lễ hội đền được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Đây là phong tục văn hoá tín ngưỡng được tổ chức quy mô, bài bản với sự tham gia của cả cộng đồng dân cư.

Với quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và những giá trị về lịch sử, văn hoá, di tích đền Khụ Chẹ được UBND tỉnh ban hành quyết định xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2023.

Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra lễ hội đền Khụ Chẹ. Phần lễ được tổ chức trong buổi sáng. Buổi chiều cùng ngày có các nội dung văn nghệ của các xóm và các hoạt động phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn (đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn), thu hút người dân trong vùng và du khách tham gia. 


Bùi Minh

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục