(HBĐT) - Mới bước vào đầu mùa hè nhưng người dân xã Tân Sơn (Mai Châu) đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Giếng cạn khô, suối trơ sỏi đá, nước sinh hoạt nhỏ giọt... đó là điệp khúc quá quen thuộc đối với người dân vùng cao nơi đây.


Câu chuyện muôn thuở

Cách trung tâm thị trấn Mai Châu 12 km, xã Tân Sơn có 3 xóm, 300 hộ với 1.204 nhân khẩu. Từ trước đến nay, thiếu nước luôn là nỗi trăn trở đối với người dân. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ các khe suối, mó nước ở vách núi, bể chứa nước mưa... Nguồn nước tự nhiên nên không mấy ai quan tâm đến chất lượng. Họ thường tự nhủ: "Thấy trong thì uống, thấy đục thì dùng để tưới cây”. Vào mùa lũ, nước ở các con suối chảy đục ngầu, còn đến mùa khô, việc vo gạo, rửa rau cũng phải chắt chiu từng gáo nước.

Mùa khô nơi đây bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 8. Để có nước sinh hoạt hàng ngày, người dân phải tự thiết kế ống dẫn nước từ các con suối, mó nước về dùng. Hộ khá hơn thì xây dựng bể chứa nước mưa, đào giếng. Tuy nhiên, vòi nước sinh hoạt tại các gia đình luôn trong tình trạng "lờ đờ” do nước đầu nguồn đã cạn khô. Với người dân, đến mùa lại "khát”, đến bữa lại lo.

Bà Hà Thị Hoa, hộ dân ở xóm Bò Liêm cho biết: "Vào mùa khô, nhà tôi không đủ nước để dùng. Nguồn nước sinh hoạt duy nhất của gia đình được lấy từ mó nước gần nhà, tuy nhiên cũng chỉ đủ nấu cơm, pha trà, bởi hứng cả ngày chỉ được 2-3 xô nước. Bởi vậy, hàng ngày từ vo gạo, rửa rau, lau dọn đều phải tính toán sao cho thật tiết kiệm. Con suối gần nhất cũng cách nhà 2 km, do đó gia đình phải chở quần áo ra suối để giặt”.


Trước tình trạng thiếu nước, nhiều hộ dân xã Tân Sơn (Mai Châu) xây dựng bể dự trữ nước mưa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.

Cũng chung cơn "khát” với người dân xóm Bò Liêm, ông Bùi Văn Bình, xóm Bò Báu cho biết: Nguồn nước sinh hoạt của gia đình tôi rất khó khăn. Vào mùa khô, các bể, dụng cụ chứa nước đều cạn kiệt. Hiện tại, gia đình thiết kế đường ống dẫn nước từ suối về nhà sinh hoạt. Tuy nhiên, nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh bởi mùa mưa nước đục ngầu, còn đến mùa khô, nước chảy như... sợi chỉ, hứng cả ngày mới được vài xô. Nguồn nước tưới tiêu, phục vụ sản xuất, gia đình chỉ còn biết trông vào "ông trời”.

Nỗ lực cứu "khát”

Thiếu nước, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh không chỉ làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các loại dịch bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm các loại giun, sán... ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, nhất là đang ở thời điểm nắng nóng, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Hiện tại, người dân xã Tân Sơn phải tiết kiệm từng giọt nước theo cách của riêng mình như xây dựng các bể chứa nước mưa, bể lọc, máy lọc nước, đào giếng... Tuy nhiên không phải hộ nào cũng có đủ khả năng xây dựng công trình nước sạch, vậy bởi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 53,33%, thu nhập bình quân mới đạt 8 triệu đồng/người/năm.

Đồng chí Hà Văn Dung, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn cho biết: "Việc xây dựng bể lọc, đào giếng để có nguồn nước hợp vệ sinh là điều quá sức so với thu nhập của người dân nơi đây. Với đặc thù địa hình vùng núi cao, nhiều đá vôi, do vậy phải đào giếng sâu mới có đủ nước để dùng. Tuy nhiên, với giá thành từ 10-15 triệu đồng/ giếng thì chỉ những hộ khá mới có khả năng chi trả được. Hộ khó khăn thì dùng trực tiếp nước suối. Vào mùa mưa lũ, nguồn nước đục bởi đá vôi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân”.

Để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, chính quyền xã Tân Sơn đã tính đến phải xây dựng bai, đập, hồ chứa tại các con suối có lưu lượng lớn nhằm tích trữ nước vào mùa mưa, cung cấp nước cho mùa khô; xây dựng công trình cấp, xử lý nước sinh hoạt nhằm loại bỏ các tạp chất, vẩn đục để bà con yên tâm sinh hoạt, lao động sản xuất. Đồng chí Hà Văn Dung, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn cho biết thêm: "Nhiều năm trước, xã đã trình HĐND huyện Mai Châu mong muốn của bà con. Thực tế, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Mai Châu đã khảo sát, xây dựng bai đập tại suối Him Đăm, xóm Bò Báu với kinh phí ước tính hơn 1 tỷ đồng. Nếu dự án được triển khai sẽ cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu ổn định cho gần 200 hộ dân của xóm Bò Liêm, Bò Báu, đồng thời các dự án trồng rau sạch, cây ăn quả cũng dễ dàng triển khai”. Tuy nhiên, nhiều năm qua, trước sự mong mỏi của nhân dân, dự án này vẫn "chưa được triển khai”.


Hoàng Anh


Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục