(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế về đất đai, lao động, trình độ thâm canh của người dân để phát triển vùng cây ăn quả có múi, cam hàng hóa. Huyện đang triển khai các giải pháp giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm cam Lạc Thủy thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM.


Cán bộ khuyến nông thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) kiểm tra chất lượng cam lòng vàng đầu vụ. 

Anh Nguyễn Văn Cương ở khu Thành Công, thị trấn Thanh Hà hiện có 6 ha cam lòng vàng, cam Vinh, đường Canh. Trong đó khoảng 4 ha đã kinh doanh. Anh Cương cho biết, hầu hết diện tích cam của thị trấn đều được đầu tư, chăm sóc tốt nên có chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp. Cam lòng vàng vừa độ chín tới, quả mọng, ít hạt, ngọt dịu. Năm ngoái anh thu vài chục tấn. Dự tính năm nay thu khoảng 100 tấn. Khi cam bước vào thời kỳ kinh doanh đỉnh cao, năng suất có thể đạt 1-2 tạ/cây với giá bán ổn định từ 17.000 - 20.000 đồng/kg thì cây cam vẫn mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho người dân. 

Thanh Hà, vùng đất nông trường xưa được thiên nhiên ưu đãi, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với các loại cây ăn quả. Người dân có trình độ thâm canh khá cao, biết tính toán đầu tư, tổ chức sản xuất hợp lý, ngay từ đầu đã thực hiện theo các quy trình sản xuất an toàn. Đồng đất Thanh Hà trước đây đã thành công với cây cam ở thị trường trong nước, cam đã được xuất sang các nước Đông Âu. 

Chị Trần Thị Thếp, cán bộ khuyến nông thị trấn Thanh Hà cho biết:  Đến năm 2018, thị trấn đã có 100 ha cam các loại, tập trung ở các khu Thống Nhất, Đồng Tâm và Thành Công. Trong đó có 60 ha bước vào kỳ kinh doanh, dự tính sản lượng đạt khoảng 700 tấn. Chất lượng cam của Thanh Hà vị thơm mát, ngọt thanh, mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, bóng, quả căng mọng, không rám, hy vọng sẽ củng cố và chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng. Hiện tại, tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 30% trong cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân của người dân đạt 39 triệu đồng, hộ nghèo còn 9/583 hộ. 

Lạc Thủy là huyện vùng thấp của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên 31.495,5 ha, trong đó đất có khả năng trồng cây ăn quả trên 1.700 ha. Huyện đã triển khai các giải pháp huy động nguồn lực, hỗ trợ sản xuất, định hướng người dân đầu tư giống, vốn, khoa học kỹ thuật, phát triển vùng cây ăn quả, cây có múi đem lại kết quả tích cực. Người dân Lạc Thủy có trình độ sản xuất, thâm canh khá cao, biết tổ chức quản lý, đầu tư cho sản xuất, thực hiện nguyên tắc "4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung tại các xã: Phú Thành, Liên Hoà, Hưng Thi, Cố Nghĩa, thị trấn Thanh Hà; trồng thanh long tại xã Phú Thành; trồng mắc ca, na tại xã Đồng Tâm; trồng nhãn tại các xã: Cố Nghĩa, Thanh Hà, Đồng Tâm, An Bình... Năm 2018 tổng diện tích cây ăn quả của huyện có 1.846 ha, tăng  45,9% so với năm 2015. Trong đó riêng diện tích cam 731 ha, các giống chủ yếu là: Xã Đoài, cam Valencia, đường Canh, sản lượng đạt khoảng 7.980 tấn, giá trị khoảng 160 tỷ đồng. Năm 2017, huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố đón văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy” cho các sản phẩm cam của huyện, mở ra cơ hội mới nâng cao giá trị và thương hiệu. Huyện, đang thực hiện mục tiêu giữ ổn định diện tích cam, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây ăn quả, tăng cường ứng dụng công nghệ cao một số khâu trồng, chăm sóc cây ăn quả theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm cam Lạc Thủy đáp ứng nhu cầu thị trường. 

L.C


Các tin khác


Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Huyện Lạc Thủy thực hiện đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, cung cấp số liệu, dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức và người dân.

Huy động hơn 17 nghìn ngày công làm thủy lợi

Để tăng cường phòng, chống hạn và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt I/2024 trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông, có nơi mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/5 đến ngày 16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục