Sáng 5-11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia ƯPSCTT và TKCN đã ra công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bà Rịa-Vũng Tàu và các Bộ, ngành liên quan, khẩn trương triển khai các phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão.



Công điện nêu rõ: Đêm 4-11, vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), hồi 1 giờ ngày 5-11, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 13,5 độ vĩ bắc, 114,6 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 240 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Dự báo trong 24-48 giờ tới, ATNĐ dịch chuyển chậm theo hướng đông, mỗi giờ đi được khoảng 5 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Để chủ động ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão và diễn biến phức tạp, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phồ và các Bộ, ngành khẩn trương triển khai một số nội dung:

Thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ, để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là phía bắc vĩ tuyến 11,5 độ (vùng nguy hiểm được điều chỉnh theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia);

Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ, kể cả tàu vận tải, du lịch để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đối với các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 5 và mưa lũ sau bão khẩn trương khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, sớm ổn định đời sống nhân dân; sẵn sàng các phương án ứng phó với ATNĐ có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó với ATNĐ khi có tình huống xấu xảy ra.


Theo Nhandan

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục