Chiều 23-4, tại Trường đại học Văn Lang TP Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo chuyên môn trực tuyến về máy thở Eliciae MV20 (gọi tắt là MV20) của nhà sản xuất Metran ngay sau khi hai máy thở dòng mới nhất được vận chuyển từ Nhật Bản về đến TP Hồ Chí Minh.

Hội thảo về sử dụng máy thở MV20 của Metran trong quá trình điều trị
Máy thở dòng mới nhất Eliciae MV20.

Hai máy thở này nằm trong dự án sản xuất 2.000 máy thở do Trường đại học Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư tài trợ 100% kinh phí với mục đích tặng cho Chính phủ Việt Nam nhằm phòng chống đại dịch Covid-19.

Hội thảo có sự tham gia của ông Trần Ngọc Phúc, người Nhật gốc Việt – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch công ty Metran cùng nhiều chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ uy tín và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong điều trị, khám chữa bệnh về đường hô hấp.



Các chuyên gia, bác sĩ tham gia hội thảo trực tuyến.

Tại hội thảo, ông Trần Ngọc Phúc giới thiệu và trình bày các tính năng, nguyên lý hoạt động, cấu tạo cơ bản, cách sử dụng máy thở, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy, cùng các mode của dòng máy thở MV20, giải pháp công nghệ y tế chất lượng cao, thừa hưởng uy tín của gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy thở của công ty Metran.

Các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ uy tín và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong điều trị, khám chữa bệnh về đường hô hấp thảo luận về sinh bệnh lý và quy trình thở máy cho bệnh nhân Covid-19. Ngoài ra còn thảo luận về lợi ích khi sử dụng máy thở MV20 trong quá trình điều trị các bệnh nhân Covid-19, cùng với tác dụng của máy thở MV20 trong việc khám chữa các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp.

Máy thở y khoa MV20 phù hợp với tất cả các điều kiện khám chữa bệnh trong mùa dịch bệnh Covid, đặc biệt phù hợp với Việt Nam cả ở vùng thành thị và nông thôn. PGS, TS Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam chia sẻ: "Máy thở MV20 rất an toàn, do có ứng dụng công nghệ hệ thống hút toàn bộ khí thở của bệnh nhân không đưa ra ngoài không gian bệnh viện tránh lây nhiễm chéo trong chính môi trường điều trị bệnh, an toàn cho cả người bệnh, nhân viên y tế và các bác sĩ”.

Còn Giáo sư Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức tích cực Chống độc Việt Nam lại đánh giá: "Máy MV20 phù hợp, điều biến thể tích theo áp lực, tính được các chỉ số dễ dàng (nồng độ oxy…) dễ sử dụng, nhất là dùng cho đợt dịch Covid-19 và cả sau này. Máy áp dụng cho cả trẻ em và người lớn và đặc biệt là an toàn cho môi trường”.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì máy thở MV20 phù hợp để triển khai ở các bệnh viện dã chiến hoặc các khu cách ly của các bệnh viện, nơi không thể có đủ máy thở hiện đại và bác sĩ cũng như nhân viên y tế chuyên khoa Hồi sức cấp cứu. Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Quốc Huy, Phó Giám đốc Bệnh viện 115, Phó Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam chia sẻ về máy thở MV20: "Nó có thể giúp cải thiện oxy hóa khá hiệu quả cho những người bệnh suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) mức độ nhẹ đến vừa...”.

Điều được các chuyên gia, bác sĩ quan tâm tại hội thảo này là, máy thở MV20 dễ sử dụng, dễ đào tạo cho các bác sĩ trẻ, có thể triển khai đại trà diện rộng cho các bệnh viện trong tương lai từ trung ương tới tuyến huyện.

Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Trường đại học Văn Lang cho biết, công ty Metran Nhật Bản và hai nhà tài trợ đã khắc phục mọi khó khăn trở ngại, khẩn trương lên kế hoạch đưa vào sản xuất sớm nhất 2.000 máy thở MV20 và sẽ được chuyển giao cho Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6.

Trước đó, vào ngày 20-4, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản đã diễn ra lễ bàn giao những máy thở MV20 đầu tiên trong dự án 2.000 máy thở. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản thay mặt hai nhà đầu tư tài trợ Trường đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát để nhận hai máy thở đầu tiên MV20. Chỉ sau 24 giờ từ buổi bàn giao cho ông Vũ Hồng Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản nhận máy từ nhà sản xuất Metran, được sự hỗ trợ hiệu quả của Japan Airlines, những chiếc máy thở MV20 đã được vận chuyển từ Nhật Bản về đến TP Hồ Chí Minh để nhanh chóng bắt đầu quy trình xin cấp phép của Bộ Y tế.

                                                                            Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Tăng cường phòng trừ chuột hại để bảo vệ sản xuất 

(HBĐT) - Ở một số địa phương trong tỉnh, nông dân trồng lúa dùng "hàng rào" nilon để ngăn cản sự phá hại của chuột. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế sản xuất thời điểm hiện tại, việc chỉ áp dụng cách thức đơn lẻ này mang lại rất ít tác dụng. Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV, ở một vài vụ sản xuất gần đây, chuột gia tăng gây hại trên diện tích lúa và ngô. Tại vụ xuân 2020, mức độ phá hại của chuột càng mạnh với phạm vi rộng khắp 10/10 huyện, thành phố.

Huyện Lạc Sơn: Cứng hóa đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Đường sá đi lại thuận tiện giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, giao thương hàng hóa thông suốt, thúc đẩy KT-XH phát triển... Đó là những giá trị thiết thực mang lại từ chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn, gắn với thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Lạc Sơn. 

Toàn tỉnh có trên 1.184 ha lúa nhiễm sâu bệnh hại

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa kiểm tra tình hình sản xuất lúa chiêm xuân năm 2020 tại các huyện, thành phố. Tính đến ngày 22/4/2020, toàn tỉnh có trên 1.184ha lúa bị nhiễm bệnh. Cụ thể, đối tượng chuột gây hại xuất hiện nhiều nhất với tổng diện tích gây hại trên 342 ha; tiếp đến là bệnh khô vằn (diện tích nhiễm khoảng 493 ha), bệnh đạo ôn lá (gần 100ha). Ngoài ra còn có bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít đen…

Kiểm tra tiến độ thi công đường 435 (Bình Thanh - Ngòi Hoa)

(HBĐT) - Sáng 22/4, Đoàn công tác của Sở Giao thông Vận tải đã kiểm tra tiến độ thi công đường 435 (Bình Thanh - Ngòi Hoa). Đây là một trong những công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Trên 250 nghìn khách hàng được giảm giá điện và tiền điện

(HBĐT) - Theo Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình), toàn tỉnh sẽ có trên 250 nghìn khách hàng sử dụng điện được hưởng chính sách hỗ trợ giảm giá điện và tiền điện do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tương đương với số tiền gần 40 tỷ đồng. 

Xã Vân Sơn - canh cánh nỗi lo mùa mưa bão

(HBĐT) - Đối với bà con nhân dân xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc), nỗi lo âu thường trực mùa mưa bão là tình trạng sạt lở đất, đá, ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh, tài sản, thậm chí cả tính mạng của người dân. Nhằm chủ động ngăn ngừa, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, tài sản của Nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ; kịp thời ứng phó, xử lý nhanh các tình huống đột xuất, bất ngờ, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sinh sống, phát triển KT - XH. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục