(HBĐT) - Nhiều năm nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm và chú trọng đến lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) được đầu tư từ nhiều nguồn vốn để xây dựng các công trình nước sạch tập trung và bể chứa nước sạch, giếng đào, giếng khoan cho các hộ dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh.


Được sự quan tâm đầu tư, người dân xóm Lau Bai , xã Vầy Nưa (Đà Bắc) sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 297 công trình cấp nước nông thôn tập trung. Qua đó đã nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch. Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,3%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy định đạt tỷ lệ 51,2%... Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa mục tiêu mục tiêu duy trì tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ở mức 95%. Để thực hiện chỉ tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, Đề án số 02-ĐA/TU về hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH cơ bản đồng bộ hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025. Trong đó, duy trì tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ở mức 95%, nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung. Đây là chủ trương và căn cứ pháp lý quan trọng để các đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai hoàn thiện nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, từng bước đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho Nhân dân.

Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như thực hiện mục tiêu tại Quyết định số 1978/QĐ-TTg, ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia cấp NS&VSMTNT đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là 65% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đến năm 2030, đến năm 2045 là 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy định. UBND tỉnh đã đề xuất với Trung ương thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hướng điều chỉnh các quy định phù hợp, có tính chất đặc thù, tạo cơ sở pháp lý triển khai hoạt động cấp nước nông thôn trong giai đoạn tới. Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn phù hợp với từng vùng, miền đảm bảo hoạt động hiệu quả. Trong đó, rà soát, đánh giá hiện trạng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý Nhà nước về công tác nước sạch nông thôn (Trung tâm NS&VSMTNT các tỉnh/thành phố); đề xuất mô hình hoạt động của Trung tâm NS&VSMTNT phù hợp với từng vùng, miền; xây dựng cụ thể chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến địa phương. Cần sớm xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất nước sạch nông thôn; định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì, duy tu, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung nông thôn phù hợp với đặc thù vùng, miền. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các công trình cấp nước nông thôn trên toàn tỉnh. Trong đó tập trung ưu tiên cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt, úng và vùng khan hiếm nước, chưa có hệ thống cấp nước. Ưu tiên đầu tư các xã về đích nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Đầu tư hệ thống cấp nước sạch quy mô lớn liên xã, liên huyện đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước và phát triển KT-XH, ổn định đời sống dân cư, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Những vùng dân cư tập trung, khó khăn nguồn nước cần đầu tư những công trình kết nối, tạo nguồn, dẫn nguồn ổn định. Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn phù hợp ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đông dân cư, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước.

Bên cạnh đó cần cần đối, bố trí kịp thời theo điều kiện thực tế nguồn vốn ngân sách Nhà nước, gồm nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; hỗ trợ từ ngân sách địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện); huy động các nguồn vốn xã hội khác; sử dụng lồng ghép có hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp và nguồn tự có trong Nhân dân để thực hiện.

Linh Trang

Các tin khác


Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục