(HBĐT) - Trên toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó có 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; 70 hồ chứa không thuộc phân loại hồ tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Trong 474 đập, hồ chứa nước cần thực hiện các quy định về an toàn đập có 49 hồ lớn, 151 hồ, đập loại vừa, 274 hồ, đập loại nhỏ. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi đang quản lý 203 hồ chứa lớn và vừa; số còn lại được phân cấp cho cấp huyện quản lý, trực tiếp là các HTX, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành khai thác.


Hồ Rợn, xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) bị sạt trượt mái thượng, hạ lưu... cần được bố trí vốn sửa chữa.

Qua kiểm tra, đánh giá của Sở NN&PTNT về các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2022 cho thấy: Hiện có 116 hồ bị hư hỏng, xuống cấp, 428 hồ hoạt động bình thường. Số lượng hồ, đập hư hỏng, xuống cấp chiếm 21,32% tổng số hồ chứa toàn tỉnh, dự kiến nhu cầu kinh phí để sửa chữa, nâng cấp hơn 578.600 triệu đồng. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn nên hàng năm, các đơn vị quản lý, khai thác phải gia cố đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ. Ngoài ra, tại các địa phương có 52 bai, đập dâng và 49 công trình khác cần phải sửa chữa với tổng kinh phí dự kiến gần 2.290 triệu đồng. Trong các công trình thủy lợi cần được bố trí vốn sửa chữa có nhiều hồ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như: Hồ Mý Đông, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) mái thượng, hạ lưu chưa gia cố, mái thượng lưu xói lở mạnh, tràn bằng đất, cống lấy nước không có van điều tiết, đã xuống cấp. Hồ Đồng Bá, xã Tân Lập (Lạc Sơn) bị thấm, xói lở mái đập, hở mang cống, tràn vùi lấp, không đảm bảo tích nước vào mùa mưa, thân đập hỏng hóc. Hồ Bông Canh, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) mái hạ lưu một số điểm bị xói mòn thành rãnh, thượng lưu chưa gia cố hết đến cao trình đáy cống, sân trước ngưỡng tràn chưa được kiên cố bị xói mòn, sân sau tiêu năng bị hư hỏng, nước cuốn trôi lớp đá hộc và đầu cống bị đất bồi lắng. Hồ Rợn, xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) sạt trượt mái thượng, hạ lưu, cao trình đỉnh đập thấp hơn thiết kế...

Từ thực trạng các công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh và tình hình mưa lũ những tháng tới tiếp tục có diễn biến phức tạp, mới đây, Sở NN&PTNT có văn bản về tăng cường công tác kiểm tra, quản lý bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, phương án chủ động phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, với UBND các huyện, thành phố, Sở NN&PTNT đề nghị rà soát hoàn thiện phương án ứng phó với các tình huống thiên tai cụ thể xảy ra trên địa bàn đảm bảo phương châm "4 tại chỗ”; tập trung đối với các loại hình thiên tai phổ biến như: Dông lốc, mưa đá, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất. Chủ động kiểm tra, rà soát các điểm xung yếu của hồ chứa, đê điều, trọng điểm về thiên tai, các khu vực có nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến khu vực dân cư, từ đó triển khai các biện pháp phù hợp đảm bảo an toàn trước thiên tai. Xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện Chiến lược quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh theo nội dung Kế hoạch số 98/KH-UBND, ngày 1/6/2022 của UBND tỉnh. Tiếp tục củng cố, kiện toàn đội xung kích PCTT cấp xã. Chủ động bố trí nguồn lực để bổ sung vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phù hợp phục vụ công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành và ứng phó; ứng dụng CNTT; đầu tư hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai; xây dựng bản đồ phân bố dân cư ở các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, từng bước di dời dân cư, tạo sinh kế cho người dân trong trường hợp phải di dời...

Đặc biệt, ngay từ đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương có công trình hồ chứa nước thủy lợi, đê, kè khẩn trương củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở để đảm bảo công trình phải có chủ quản lý rõ ràng, cụ thể. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ đập trong công tác quản lý công trình thủy lợi và PCTT, đảm bảo đủ năng lực điều hành, ứng phó khi có tình huống xảy ra; thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, kiểm tra hồ đập trước, trong và sau mùa mưa lũ, nhằm sớm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố. Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn; xây dựng phương án tích nước hợp lý hoặc hạn chế tích nước đối với các hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, đồng thời chủ động phương án bảo đảm an toàn công trình và dân cư vùng hạ du. 

Lực lượng xung kích cấp xã thường trực sẵn sàng cơ động, ứng phó hộ đê, đập, phòng chống ngập úng, lũ quét và các loại hình thiên tai khác; thực hiện chế độ trực ban 24h/ngày trong mùa mưa bão theo quy định nhằm đối phó kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai, bão mạnh và siêu bão gây ra. Quyết định việc tích nước, đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nước trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý. Các địa phương chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa báo cáo hiện trạng an toàn đập; xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa, phương án ứng phó thiên tai và ứng phó tình huống khẩn cấp nhằm chủ động đối phó với tình huống mưa bão, sự cố, ngập lụt do xả lũ khẩn cấp và tình huống vỡ đập theo quy định...

Thu Hiền

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục