(HBĐT) - Hàng ngày, sau 16 giờ, các hộ ở xóm Trang, xã Đông Bắc (Kim Bôi) lại nhanh chóng sắp xếp công việc trở về nhà nấu cơm để tránh tình trạng "điện yếu, gạo không chín”. Thực tế điện yếu trong khung giờ cao điểm đã và đang tiếp tục xảy với trên 100 hộ thuộc các xóm Trang, Rạnh, Đầm Định… ảnh hưởng lớn đến đời sống, tình hình sản xuất của các hộ dân trên địa bàn.


Các hộ thuộc khu giãn dân xóm Đầm Định, xã Đông Bắc (Kim Bôi) sử dụng đường điện tự kéo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Anh Đinh Công Tám ở xóm Trang trăn trở: "Dịp Tết Nguyên đán 2023 do nhu cầu sử dụng điện tăng cao nên gia đình tôi   và một số hộ sinh sống cách   xa khu vực trung tâm xóm thường xuyên xảy ra tình trạng điện yếu hoặc mất điện. Không chỉ vậy, cứ 17 giờ trở đi là tình trạng điện yếu tái diễn. Cả nhà có 7 bóng điện thắp sáng thì chỉ bật được 2 - 3 bóng, quạt bật chỉ chạy phe phẩy. Bữa tối của gia đình anh Tám thường xuyên phải chuẩn bị từ trước 17 giờ để đảm bảo đủ nguồn điện nấu chín cơm và thức ăn”.
Đến nay, xã Đông Bắc đã được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng trạm biến áp và đường dây điện kéo về các xóm với 100% hộ dân được sử dụng điện. Tuy nhiên, địa bàn trải rộng, dân cư sinh sống thưa thớt, không tập trung nên hệ thống đường điện tại một số xóm còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân trong giờ cao điểm. Theo chia sẻ của một số hộ, trong khung thời gian từ 17 - 21 giờ thường xuyên diễn ra tình trạng điện yếu, một số thiết bị điện chập chờn hoặc không thể sử dụng được. Đặc biệt, các hộ sinh sống cách xa khu vực trạm biến áp khoảng 1,5 km thì vào giờ cao điểm, một số thiết bị tiêu hao điện năng lớn như bếp từ, bếp nướng… không thể sử dụng được. 

Cùng với những khó khăn về tình trạng điện yếu của các hộ dân xóm Trang và xóm Rạnh, khu giãn dân xóm Đầm Định có trên 10 hộ hàng ngày vẫn đối diện với nguy hiểm của những đường dây điện tự kéo. Qua tìm hiểu được biết, xóm Đầm Định triển khai giãn dân từ hơn 10 năm trước. Chính quyền các cấp đã quan tâm, hỗ trợ các gia đình nhanh chóng ổn định sản xuất, phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững. Để có nguồn điện sử dụng, các hộ tự kéo điện từ trạm biến áp băng qua con suối nhỏ dẫn về nhà cách xa chừng 500m. Các đường dây điện tự kéo chằng chịt xuyên qua vườn, đường giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến người dân sinh sống trên địa bàn. 

Anh Bùi Văn Tùng, Trưởng xóm Đầm Định chia sẻ: "Các hộ sinh sống tại khu giãn dân đều thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Thực tế việc các hộ tự kéo điện về sử dụng đã diễn ra nhiều năm nay. Toàn bộ đường dây điện đều do người dân tự bỏ tiền ra mua với kinh phí từ 2 - 4 triệu đồng tùy theo khoảng cách gần xa. Với khoảng cách từ 300 - 500 m, người dân sử dụng cột bương, tre để chống dây điện cao chừng 2,5 - 3 m. Nếu xảy ra mưa to, gió lớn tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ que chống, rất nguy hiểm cho người dân sinh sống và thường xuyên lưu thông qua khu vực này”.

Thực trạng điện yếu không những gây xáo trộn đời sống sinh hoạt của người dân mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ trên địa bàn. Do nguồn điện yếu, các thiết bị tiêu hao điện năng lớn như máy xay xát không thể hoạt động trong khung giờ cao điểm. Thay vào đó, người dân phải chạy máy trong buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để đảm bảo nguồn điện ổn định. 

Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Đông Bắc cho biết: Dự kiến trong năm 2023, xã Đông Bắc sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí số 4 về điện được đánh giá rất quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển   KT-XH địa phương. Chính vì vậy, xã mong muốn các cấp, các ngành chức năng huy động nguồn lực để đầu tư, tu sửa và nâng cấp hệ thống đường điện phục vụ đời sống Nhân dân. Tăng cường tuyên truyền các hộ gia đình sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Qua đó hạn chế tối đa tình trạng điện yếu trong giờ cao điểm ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhân dân trên địa bàn".


Đức Anh

Các tin khác


Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Huyện Lạc Thủy thực hiện đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, cung cấp số liệu, dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức và người dân.

Huy động hơn 17 nghìn ngày công làm thủy lợi

Để tăng cường phòng, chống hạn và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt I/2024 trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông, có nơi mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/5 đến ngày 16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp

Chiều 14/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề "Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và phát biểu chỉ đạo. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục