Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn vật nuôi. Khi được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin giúp vật nuôi tạo miễn dịch, chủ động ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan.


Hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm. Ảnh chụp tại xã Ngổ Luông (Tân Lạc). 

Hiện nay, tổng đàn trâu toàn tỉnh có trên 104 nghìn con, đàn bò trên 88 nghìn con, đàn lợn trên 537 nghìn con, đàn gia cầm trên 8,2 triệu con. Để phát triển chăn nuôi bền vững, việc đảm bảo an toàn dịch bệnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất, bởi khi dịch bệnh bùng phát sẽ gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Là hộ chăn nuôi lâu năm, gia đình anh Bùi Văn Chiến, xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) luôn quan tâm tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn bò. Những năm gần đây, gia đình anh duy trì mỗi năm nuôi 7 - 8 con bò thịt theo hình thức nuôi nhốt vỗ béo. Anh Chiến chia sẻ: "Mấy năm nay, chăn nuôi bò gặp khó khăn vì giá thấp nên phải tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí. Điều quan trọng nhất là phải quan tâm tiêm đủ các loại vắc xin cho vật nuôi, như thời điểm này thì tiêm vắc xin tụ huyết trùng (THT), lở mồm long móng (LMLM), cũng như bổ sung thêm vitamin để bò phát triển tốt hơn”. 

Việc chú trọng tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi như gia đình anh Chiến là "lá chắn” để bảo vệ đàn vật nuôi. Tuy nhiên, theo ngành chức năng, những năm gần đây, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi chưa đảm bảo theo kế hoạch. Năm 2023, toàn tỉnh tiêm chỉ đạt trên 1,5 triệu liều vắc xin các loại cho đàn vật nuôi. Trong đó, đàn trâu, bò tiêm được trên 81 nghìn liều vắc xin LMLM (hơn 40% tổng đàn), trên 50 nghìn liều vắc xin THT; đàn lợn tiêm được hơn 181 nghìn liều vắc xin các loại; đàn chó trên 76 nghìn liều vắc xin dại; đàn gia cầm chỉ được hơn 891 nghìn liều   vắc xin. Tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt yêu cầu là một trong những nguyên nhân khiến một số loại dịch bệnh nguy hiểm bùng phát, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Trong đó có một số dịch bệnh nhiều năm không xảy ra thì khoảng 2 năm trở lại đây lại xuất hiện, như bệnh LMLM, THT. 

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh, trong 11 tháng năm 2023, bệnh LMLM đã xảy ra tại 8 xã thuộc các huyện: Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu với tổng số trâu, bò mắc bệnh là 186 con, chết 1 con. Đặc biệt, vào cuối năm 2023, huyện Lạc Sơn xuất hiện dịch bệnh LMLM tại xã Quý Hoà với 110 con gia súc mắc bệnh, chết 54 con. Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) cũng bùng phát tại 17 xã của 6 huyện, thành phố với tổng số lợn ốm, chết phải tiêu hủy là 1.061 con. Ngoài ra, trong năm 2023 còn ghi nhận 1 ổ dịch dại tại xã Văn Sơn (Lạc Sơn) khiến 1 người tử vong. 

Đầu năm 2024 đã xuất hiện một số ổ dịch bệnh mới, như: LMLM trên gia súc tại xã Hương Nhượng (Lạc Sơn); DTLCP tại phường Dân Chủ (TP Hòa Bình), xã Hùng Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi) và tái bùng phát tại một số xã trên địa bàn huyện Yên Thuỷ. Đáng lo ngại là trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã ghi nhận 1 ổ dịch dại, khiến 1 người tử vong tại xã Ngọc Lâu. Trước thực tế đó cho thấy, việc triển khai nghiêm túc công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân hè có ý nghĩa rất quan trọng. 

Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục CN&TY tỉnh cho biết: Hiện nay, các địa phương đang triển khai phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại, một số huyện bắt đầu tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó. Trước thực tế những năm gần đây, tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt theo kế hoạch, các địa phương cần nghiêm túc triển khai công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi vụ xuân hè. Người chăn nuôi quan tâm, thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi, như tiêm vắc xin LMLM, viêm da nổi cục, THT cho trâu, bò; tiêm vắc xin dịch tả cổ điển, DTLCP, THT, phó thương hàn, tai xanh, lép tô cho lợn. Đối với dê, cần phải tiêm vắc xin đậu, LMLM, THT; tiêm vắc xin dại cho chó, mèo. Còn đối với gia cầm, người chăn nuôi cần tiêm vắc xin cúm, THT, newcastle. Tỷ lệ tiêm phải đạt 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm và 80% trở lên so với tổng đàn đối với mỗi loại vắc xin để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.


Viết Đào

Các tin khác


Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục