Lò gạch thủ công ở thông Liên Sơn, Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) tạo việc làm cho khoảng 40 lao động địa phương nhưng gây ô nhiễm môi trường

Lò gạch thủ công ở thông Liên Sơn, Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) tạo việc làm cho khoảng 40 lao động địa phương nhưng gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Sản xuất VLXD là một thế mạnh của tỉnh, trong đó sản xuất gạch nung thủ công đã góp phần giải quyết việc làm, bình ổn giá gạch trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhược điểm là gây ô nhiễm môi trường và “ăn” đất nông nghiệp.

 

Để phát huy lợi thế trong lĩnh vực sản xuất VLXD, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng Quyết định 121/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu không nung (VLKN) đến năm 2020, UBND tỉnh đã có Thông báo số 1682/TB-VPUBND ngày 24/5/2010, trong đó yêu cầu chấm dứt việc sản xuất gạch thủ công trên địa bàn toàn tỉnh trước ngày 31/12/2010. Giao UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, xây dựng và thực hiện lộ trình tại địa phương mình theo thời hạn trên. Giao Sở XD đề xuất xây dựng quy hoạch đầu tư phát triển gạch ngói đất sét nung (chỉ khuyến khích gạch nung công nghệ tuynel sử dụng nguyên liệu đất đồi), gạch không nung, gạch siêu nhẹ. Theo đó, khoảng 4000 lao động trực tiếp đang đứng trước nguy cơ mất việc làm, các chủ lò đang ráo riết xin gia hạn nhưng nhiều địa phương đang tích cực thực hiện với phương châm kiên quyết.

 

“Chỉ khoảng 2 tuần nữa vào vụ sản xuất chính, lò gạch của ông Tống Văn Tín ở xóm 1, xã Sủ Ngòi (TPHB) lại đùng đùng nhả khói ra khu vực xung quanh. Gia đình có 195m2 ruộng cấy lúa cách lò khoảng 50m nhưng hầu như vụ nào cũng bị táp lá, chỉ vớt vát được tí hạt lép về cho gà ăn.” – chị Nguyễn Thị Chinh ở xóm 2, xã Sủ Ngòi tâm sự. Anh Nguyễn Văn Lưu ở cùng xóm góp lời: “Nhà tôi có 270m2 ruộng cấy cách lò khoảng 200m. Những hôm đi cỏ lúa, ngửi phải khói lò thấy tức ngực, khó thở. Đến lá lúa cũng bị xám hết thì không biết phổi mình thế nào!” Xã Sủ Ngòi hiện có 4 lò gạch thủ công đang hoạt động. Các chủ lò đã kí hợp đồng với HTX Trìu Ngòi cách đây gần 10 năm nhằm hạ thấp mặt bằng cấy lúa cho xã viên, trong đó đã 2 lần hết hạn phải làm hợp đồng lại. Ông Nguyễn Văn Thực, Chủ nhiệm HTX cho biết: Trong quá trình hoạt động, có thời điểm các lò xả khói gây ảnh hưởng đến một số diện tích lúa xung quanh và phải đền bù cho dân. Sau khi nhận được Thông báo của UBND tỉnh và TPHB về việc chấm dứt hợp đồng thuê, mượn đất sản xuất gạnh thủ công trước ngày 31/12/2010, HTX đã tổ chức cuộc họp mời các chủ lò đến để thông báo và yêu cầu khẩn trương tổ chức sản xuất, trả lại mặt bằng và thanh lý hợp đồng đúng thời hạn. Tuy nhiên, các chủ lò đều có đơn đề nghị gia hạn thêm từ 4 – 6 tháng để sản xuất nốt số diện tích còn lại. Ông Tín cho biết: Lò của ông sản xuất khoảng 1 vạn viên/ngày, tạo việc làm cho 40 lao động địa phương với 80.000 – 100.000 đồng/ngày công. Bản thân ông trước là công nhân sông Đà về chế độ 176, bây giờ nếu phải dỡ bỏ ngay lò thì gia đình không biết xoay sở ra sao, làm nghề gì, vốn thì không đủ để đầu tư theo công nghệ mới.

 

Đó cũng là tình cảnh chung của các lò gạch thủ công ở các địa phương. Huyện Kim Bôi hiện có 17 lò gạch thủ công, trong đó nhiều nhất là xã Kim Tiến 9 lò. Ông Quách Công Quy, Chủ tịch xã Kim Tiến cho biết: Xã cũng có những biện pháp chỉ đạo để giảm thiểu ảnh hưởng của khói lò đối với sản xuất và đời sống như không cho nung vào thời điểm lúa trỗ, yêu cầu làm cột ống khói cao. Tuy vẫn còn gây ô nhiễm nhưng các lò gạch đã tạo việc làm cho trên 300 lao động của xã với giá trị hàng tỉ đồng mỗi năm. Việc xoá lò gạch thủ công đồng nghĩa với số lao động này mất việc làm, chưa kể số lao động gián tiếp và có liên quan như dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên liệu. Vì vậy, việc xóa bỏ lò gạch thủ công cần quan tâm tới việc đào tạo, chuyển đổi việc làm cho người dân. Xã đã triển khai tất cả các văn bản của cấp trên đến các chủ lò. Ông Quách Tân Thản, tưởng phòng Công Thương huyện Kim Bôi cho biết: Huyện đã phối hợp với Sở XD, TN-MT, KH-CN đầu tháng 10 sẽ đi rà soát, đánh giá các lò gạch thủ công trên toàn huyện. Từ kết quả đó, nếu lò gạch thủ công nào không đủ điều kiện sẽ kiên quyết chấm dứt trước ngày 31/12/2010.

 

Toàn tỉnh có 285 lò gạch, sản xuất trên 200 triệu viên/năm, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động địa phương, trong đó nhiều nhất là tại huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lương Sơn. Để thực hiện thành công và có hướng giải quyết bền vững cho vấn đề này, ông Đinh Tiến Dũng, Phó GĐ Sở Công Thương cho rằng: Việc xóa bỏ các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường cũng sẽ hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất gạch. Nhưng thực hiện xóa bỏ cùng một thời điểm nhiều lò có những vấn đề cần quan tâm là vốn chuyển đổi sang công nghệ mới, việc làm cho người lao động và bình ổn giá gạch thời điểm trước mắt khi mà người dân vẫn quen sử dụng loại gạch nung, không loại trừ trường hợp găm hàng để gây sốt giá. Trong đó, giải pháp có thể kết hợp các nguồn vốn khuyến công, vốn tín dụng ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp và mở các lớp dạy nghề cho nhân dân các địa phương có nhiều lò gạch bị xóa bỏ.

                                                                               

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

 

           

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục