Ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) nói chung, nhất là công nghiệp phần mềm nước ta có bước tăng trưởng nhanh trong mười năm qua. Trong giai đoạn 2001-2009, tăng trưởng, doanh thu bình quân toàn ngành CNTT đạt từ 20% đến 25%/một năm, gấp ba lần tăng trưởng bình quân GDP hằng năm của cả nước.

 

Năm 2009, doanh thu ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) đạt gần 850 triệu USD. Tổng số lao động làm việc trong ngành CNTT lên đến 226 nghìn người, trong đó 64 nghìn lao động làm việc trong ngành CNPM. Doanh thu bình quân của một lao động ngành đạt 13 nghìn 281 USD/năm, và mức lương bình quân của ngành này đạt 4.250 USD/năm, thuộc loại mức lương cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Trong mười năm qua, số lượng doanh nghiệp phần mềm đã tăng sáu lần, đạt mức 1.000 doanh nghiệp năm 2010. Trong đó, có bốn doanh nghiệp phát triển phần mềm và dịch vụ với số nhân lực hơn một nghìn người/doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có chứng chỉ quản lý chất lượng phần mềm quốc tế CMMI các cấp. Nếu mười năm trước, phần mềm nước ta chưa có tên trên bản đồ thế giới, thì đến nay Việt Nam đã được nhiều công ty tư vấn hàng đầu thế giới đánh giá là điểm đến thuộc loại hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm xuất khẩu.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT luôn được Nhà nước coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cho phát triển CNTT ở Việt Nam. Thời gian qua, số lượng trường đại học, cao đẳng có đào tạo về CNTT đã tăng từ 192 trường lên 271 trường. Hằng năm, tỷ lệ tuyển sinh ngành CNTT luôn ở mức 11%, với số lượng sinh viên CNTT tăng từ 30 nghìn 350 người năm 2006 lên 56 nghìn 406 người năm 2010. 100% số trường học từ tiểu học trở lên đã được kết nối in-tơ-nét. Thị trường người sử dụng CNTT trong nước cũng mở rộng với tốc độ nhanh. Số thuê bao điện thoại cố định đã tăng từ 10 thuê bao/100 dân năm 2006 lên 20 thuê bao năm 2009. Trong cùng thời gian đó, số thuê bao điện thoại di động đã tăng từ 22,4 thuê bao/100 dân lên 113,4 thuê bao/100 dân. Số hộ gia đình có máy vi tính đã tăng từ 5,14 hộ/100 hộ năm 2004 lên 13,55 hộ/100 hộ năm 2009. Phần lớn các hộ gia đình có máy vi tính cũng đồng thời có kết nối in-tơ-nét (12 hộ có kết nối in-tơ-nét/100 hộ). Tổng số người sử dụng in-tơ-nét vào tháng 3-2010 ước tính hơn 23,5 triệu người.

CNTT cũng được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan của Chính phủ cũng như ở các cấp. Năm 2009, ước tính có 81,41% cán bộ, công chức cấp bộ hoặc cấp tương đương có máy vi tính, trong đó khoảng 70% có kết nối in-tơ-nét. Ở cấp tỉnh/thành phố, có 55,87% cán bộ, công chức có máy vi tính, trong đó có 71% có kết nối in-tơ-nét. Phần lớn các cơ quan nhà nước cấp bộ hay cấp tỉnh/thành đều có trang, cổng thông tin điện tử. Hàng chục nghìn loại dịch vụ công các cấp hành chính được thực hiện trực tuyến ở những mức độ khác nhau.

Những diễn biến trên cho thấy bức tranh khá sáng sủa về phát triển CNTT ở Việt Nam trong thời gian qua và tiềm năng to lớn của ngành này trong tương lai. Khả năng thực hiện thành công Ðề án 'Ðưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông' theo Quyết định số 1755/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính  phủ (ngày 22-9-2010) là hoàn toàn có thể, nếu sự phát triển ngành CNTT được Chính phủ coi như ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.

Tuy nhiên, ngành CNTT nước ta nói chung và CNPM nói riêng cũng đang gặp nhiều thách thức cần phải vượt qua. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, quy mô phát triển của toàn ngành nhỏ, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn yếu... Công nghiệp phần mềm mặc dù phát triển nhanh, nhưng còn manh mún, thiếu tập trung nguồn lực, năng lực nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này chưa cao. Ngoài ra, đội ngũ nhân lực cho CNPM còn thiếu về số lượng và yếu về các kỹ năng chuyên sâu cũng như ngoại ngữ. Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT cũng chỉ ra nhiều hạn chế về cơ chế chính sách đối với đầu tư CNTT, hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực, phát triển ngành và thúc đẩy ứng dụng CNTT trong xã hội.

 

                                                                                           Theo ND

Các tin khác


Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục