Các phi hành gia trên trạm Không gian quốc tế (ISS) vừa một phen hú hồn sau khi một mảnh rác vũ trụ sượt ngang ốc đảo của họ trên quỹ đạo trái đất.

 

Sự cố trên đã buộc 6 thành viên trên ISS chui ngay vào thuyền cứu sinh, chính là 2 phi thuyền con thoi Soyuz được dùng để thoát khỏi trạm trong lúc nguy hiểm. “Chúng tôi nghĩ rằng xác suất mảnh vỡ trên bắn trúng ISS là vào khoảng 1/360”, AFP dẫn lời Lark Howorth, trưởng nhóm của NASA chuyên theo dõi đường di chuyển của rác vũ trụ. Tuy nhiên, sau 4 phút căng thẳng, nhóm phi hành gia thở phào nhẹ nhõm vì không phải giật cần gạt nối thuyền cứu sinh và trạm để bay về trái đất. Mảnh vỡ đã di chuyển cách ISS khoảng vài trăm mét. Đây là lần thứ 2 trong vòng 10 năm phi hành đoàn trên vũ trụ buộc phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp trên. Lần thứ nhất xảy ra vào ngày 12.3.2009, khi một mảnh động cơ vệ tinh cũ di chuyển gần trạm.

Hiện có khoảng 16.000 vật thể có đường kính lớn hơn 10 cm nằm trong hệ thống theo dõi của Mỹ, theo tuyên bố của NASA. Bên cạnh đó, có đến 500.000 mảnh từ 1 - 10 cm, trong khi số mảnh vụn nhỏ hơn 1 cm “có thể vượt hơn con số hàng chục triệu”, theo ghi nhận trên website của NASA. Rác trên quỹ đạo thường xuất phát từ các vệ tinh cũ, hoặc phần trên cùng của tên lửa đẩy vệ tinh. Khi các mảnh vỡ va vào nhau, chúng lại sản sinh hàng đống rác nhỏ khác. Với vận tốc nhanh khủng khiếp, chỉ cần một vật có kích thước khoảng 10 cm là cũng đủ gây họa cho ISS, chẳng hạn như tàn phá vệ tinh trị giá 10 triệu USD.

Trung tâm Nghiên cứu không gian quốc gia Pháp (CNES) cho hay từng ghi nhận 4 vụ va chạm giữa các vật thể trên quỹ đạo từ năm 1990. Vào năm 1991, vệ tinh Cosmos 1991 của Nga đã bị một mảnh vỡ từ vệ tinh Nga khác là Cosmos 926 tấn công. Tuy nhiên, phải đến năm 2005 các chuyên gia mới phát hiện được vụ đụng độ trên. Đến năm 1996, một mảnh từ tên lửa

Ariane, được phóng từ năm 1986, đã va vào và làm hỏng vệ tinh do thám của Pháp là Cerise. Sau đó, vào năm 2005, phần trên của tên lửa đẩy Thor của Mỹ va phải phần mảnh vỡ từ tên lửa CZ-4 của Trung Quốc. Vụ đáng ghi nhận nhất là vào năm 2009, khi một vệ tinh quân sự của Nga là Cosmos 2251 đâm vào vệ tinh viễn thông Iridium của Mỹ, phun ra một đám mây bụi.

Ở quỹ đạo thấp của trái đất, nơi ISS đang hoạt động, những vụ va chạm mảnh vỡ xảy ra ở vận tốc 10 km/giây, hoặc 36.000 km/giờ, theo CNES. Một hạt nhôm đường kính 1 mm có thể mang theo lực va chạm cỡ một quả bóng chày được đánh với vận tốc

450 km/giờ. Vào tháng 6.1983, kính chắn gió của phi thuyền Challenger phải bị thay sau khi bị hạt bụi nhỏ cỡ 0,3 mm bắn vào với vận tốc 4 km/giây. Tuy nhiên, ở quỹ đạo thấp, rác chỉ gây lo ngại trong thời gian ngắn, vì nếu ở độ cao dưới 600 km, những mảnh vụn sẽ rớt trở lại trái đất trong vài năm, và thường chúng bị bầu khí quyển đốt trụi. Ở độ cao trên 800 km, chúng sẽ bị tiêu hủy trong vòng vài thập niên, nhưng nếu trên 1.000 km, chúng sẽ chu du xung quanh hành tinh xanh ít nhất 100 năm hoặc hơn.

Hiện các cường quốc không gian như Mỹ, Nga đang tìm cách tăng cường theo dõi hành trình của rác, như không quân Mỹ phóng thêm vệ tinh hồi năm 2010. Và khi phát hiện có mảnh nào gần ISS, hoặc đe dọa các vệ tinh quan trọng, họ sẽ báo với phi hành đoàn thực hiện biện pháp phòng vệ, như lần mới đây trong tuần này. 

                                                                           Theo ThanhNien

Các tin khác


Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục