Tiến độ thi công cầu xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) quá chậm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư trên địa bàn.

Tiến độ thi công cầu xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) quá chậm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư trên địa bàn.

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình liên tục nhận được đơn của bạn đọc là công dân xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) phản ánh, kiến nghị về những ảnh hưởng của tình trạng xây dựng cầu vào xóm quá chậm, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.

 

Đa số đơn, thư của bạn đọc đều có chung các ý kiến nhận xét, đánh giá và kiến nghị gồm: “Khó khăn nhất là việc đi học của các cháu học sinh, nhất là khi có mưa lũ, trường cách xóm chưa đầy 1 km nhưng phải đi vòng cách xa tới 5-6 km. Không ít cháu tự ý đi bằng bè mảng, thuyền nan khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Cầu vào xóm thi công dở dang, kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Do việc đi lại găp nhiều khó khăn nên các loại vật tư phục vụ sản xuất đều phải chịu mua giá cao hơn những nơi khác. Ngược lại các sản phẩm nông - lâm sản làm ra lại bị ép giá nên người sản xuất rất thiệt thòi. Chúng tôi mong muốn UBND và các ngành chức năng của huyện quan tâm tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành công trình”.  

Dự án cầu xóm Nút (Dân Hạ) được khởi công xây dựng tháng 4/2010 bằng nguồn vốn ngân sách huyện với tổng mức đầu tư ban đầu được UBND huyện Kỳ Sơn phê duyệt trên 2 tỉ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Tuy nhiên, đã hơn hai năm trôi qua nhưng công trình hiện vẫn trong tình trạng thi công dở dang.  

Trong quá  trình thi công, đến đầu tháng 8/2012, dự án đã điều chỉnh bổ sung một số hạng mục như tháo dỡ cầu, chi phí đền bù GPMB, mở rộng đường vào cầu, nâng cao độ mặt cầu, thay đổi thiết kế dầm cầu, cổng làng, với kinh phí bổ sung trên 1,9 tỷ đồng. Sau khi được điều chỉnh, bổ sung, cầu xóm Nút được thiết kế có tổng chiều dài gần 130 m, trong đó, hệ thống đường dẫn dài khoảng 100 m. Cầu được thiết    kế điển hình dầm chữ I liên hợp bê tông cốt thép có chiều dài 24 m, lòng cầu rộng 3,3 m, trọng tải 8 tấn. Trước đó, trong báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 1025/QĐ- UBND ngày 23/9/2009 không có kinh phí đền bù GPMB. Do có những thay đổi bổ sung, phát sinh liên quan đến thiết kế kỹ thuật, đặc biệt là những phát sinh, vướng mắc trong đền bù GPMB là nguyên nhân chính dẫn đến công trình thi công không đảm bảo tiến độ.  

Về công tác đền bù đất và tài sản trên đất để GPMB công trình đến đầu tháng 4/2010 BQL dự án, UBND xã Dân Hạ và đại diện các hộ gia đình có liên quan đã hoàn thành biên bản kiểm kê gửi hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư làm căn cứ thực hiện. Theo đó, tổng diện tích đất phải thu hồi là 455,1 m2, trong đó diện tích đất ở 54,4 m2, đất trồng cây lâu năm là 3,6 m2, trồng cây lâu năm và cây hàng năm khác 397,1 m2, diện tích bồi thường hoa màu trên đất là 1.030 m2, tổng số tiền  bồi thường ước khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên, đến ngày 21/8/2012, phòng Kinh tế và Hạ tầng mới có công văn “Về việc bồi thường đất và tài sản trên đất công trình cầu Nút, xã Dân Hạ” gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện để có căn cứ đề nghị UBND huyện phê duyệt dự toán phương án bồi thường liên quan đến mặt bằng công trình theo quy định.  

Thiết kế kỹ thuật và công tác đền bù GPMB được triển khai theo kiểu “Gọt chân cho vừa giầy” đó là nguyên nhân dẫn đến công trình chậm tiến độ. Thực trạng đó đang cần sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng và Hội đồng đền bù GPMB huyện Kỳ Sơn để công trình sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của dân cư trên địa bàn.  

 

                                                                            Đức Phượng

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục