Hộ trồng rau an toàn xóm Máy 3 chăm sóc cây bí xanh theo quy trình Việt GAP.

Hộ trồng rau an toàn xóm Máy 3 chăm sóc cây bí xanh theo quy trình Việt GAP.

(HBĐT) - Lâu nay, nông dân xã Hòa Bình (TPHB) vẫn trồng rau, màu theo lối canh tác cũ, hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện quy hoạch vùng rau an toàn (RAT), xã được chọn làm điểm triển khai đầu tiên của thành phố trong năm 2013 với quy mô 3,7 ha, trồng bí xanh thiên thanh và mướp đắng MĐ F1.

 

Nông dân xóm Máy 3 đang đón lứa mướp đắng đầu tiên SX theo quy trình an toàn Việt GAP. Cây bí xanh thiên thanh sau gần 2 tháng trồng đang leo giàn. Cả xóm hối hả ra đồng, người tưới cây, vun gốc, người chặt thêm tre, nứa làm giàn để bí leo. ông Trưởng xóm Hà Văn Hòa cho biết: ở 2 cánh đồng Nhấm, Củ này, nông dân trong xóm vẫn trồng một năm 3 vụ rau, màu, cho năng suất cao hơn cấy lúa. Để nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế, giải quyết vấn đề đầu ra ổn định, xóm đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển hướng SX mô hình RAT, đảm bảo VSATTP.

 

Từ chỗ họp dân, vận động các hộ đồng tình ủng hộ, hơn 2/3 số hộ dân trong xóm đã tham gia trồng rau theo quy trình Việt GAP. ở đây, hộ trồng mô hình có diện tích nhiều nhất 3.000 m2, thấp nhất 200 m2. Theo ông Tạ Ngọc Doanh, Chủ tịch UBND xã, để cụ thể hóa NQ số 05 của Thành ủy về xây dựng vùng SX rau tập trung ở các xã vùng ven và NQ số 31 của Đảng ủy xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bước đầu, xã tập trung quy hoạch vùng rau và lựa chọn xóm Máy 3 xây dựng mô hình điểm. Tại vùng quy hoạch, đất trồng đã được kiểm nghiệm mẫu để xác định mức độ ô nhiễm, kiểm nghiệm về nguồn nước đảm bảo an toàn. Sau thành công của mô hình, vùng rau sẽ được mở rộng trên địa bàn xã với quy mô khoảng 30 ha trong tương lai.

 

Quá trình triển khai, cán bộ khuyến nông xã đã giám sát chặt chẽ từ khi giao giống, làm đất của các hộ dân theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng nhóm phân bón sinh học trong chăm sóc cây trồng. Từ nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương năm 2012, xã đã trích một phần kinh phí hoàn thành xây dựng hệ thống nước sạch gồm 2 bể, 30 trụ vòi, các đường ống dẫn nước phục vụ tưới tiêu tại chỗ cho khu SX. Hộ tham gia còn được tập huấn kỹ thuật và được cấp chứng chỉ SX RAT. Giống bí xanh được các hộ đem trồng ở vụ này là giống cho năng suất cao, có thể trồng 3 vụ/năm, chất lượng quả ngon, độ đặc của quả nhiều hơn, cách trồng, chăm sóc, bảo quản không khó. Với mướp đắng được lấy giống từ nguồn Viện rau, quả T.Ư, ngoài những ưu điểm về chất lượng quả, mướp đắng MĐ F1 còn cho thu hoạch tới 7 lứa quả/vụ, năng suất cao hơn hẳn so với mướp đắng thông thường.

 

Cánh đồng Nhấm, Củ đang mướt mát màu xanh của lá, quả mướp đắng, bí xanh trồng theo hướng an toàn tiêu chuẩn Việt GAP. Năng suất dự kiến đối với mướp đắng khoảng 25 tấn/ha, đối với bí xanh khoảng 30 tấn/ha. Trước mắt, việc SX RAT ở xóm Máy 3 phục vụ thị trường tiêu thụ ở nội vi thành phố. Những vụ kế tiếp, khi diện tích quy hoạch tiếp tục mở rộng, mô hình RAT, đảm bảo VSATTP sẽ vươn ra thị trường các tỉnh, hợp đồng cung ứng cho hệ thống nhà hàng và các siêu thị của TP. Hà Nội. Hộ trồng rau ở xóm Máy 3 và nhân dân trong xã sẽ tham gia xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa mang lại thu nhập, đầu ra ổn định, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn tới tay người tiêu dùng.

 

 

                                                                                Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục