Tăng cường các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây ngô đông, nông dân xóm Giếng Êm, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc và bón phân cho cây ngô đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây ngô đông, nông dân xóm Giếng Êm, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc và bón phân cho cây ngô đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.

(HBĐT) - Theo kế hoạch, toàn huyện gieo trồng khoảng trên 580 ha, cơ cấu cây trồng chủ yếu là ngô 270 ha, 200 ha rau đậu thực phẩm, 85 ha khoai lang, 14 ha đậu tương, 13 ha lạc. Đến thời điểm này, các xã, thị trấn đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu về diện tích, từ nay đến đầu tháng 1/2014 tập trung các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

 

So với hai vụ sản xuất chính trong năm là vụ chiêm - xuân và vụ mùa, hè - thu, sản xuất vụ đông có phần bớt căng thẳng hơn về diễn biến thời tiết và tình hình dịch hại. Tuy nhiên, không vì thế mà đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trạm BVTV huyện Kỳ Sơn lơ là công tác dự tính, dự báo. Song song với việc phân công cán bộ bám sát đồng ruộng để quản lý dịch hại và hướng dẫn nông dân kịp thời áp dụng các biện pháp phòng trừ, Trạm BVTV huyện định kỳ có thông báo tình hình dịch hại, đề nghị UBND các xã, thị trấn thường xuyên đôn đốc hoạt động của khuyến nông viên xã, tổ dịch vụ BVTV, trưởng xóm... để công tác BVTV được triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Trước đó, Trạm đã tích cực tham gia tuyền truyền, phổ biến sâu rộng đến hộ nông dân về thời vụ gieo trồng, biện pháp chăm sóc các loại cây vụ đông.

 

Chị Nguyễn Thị Duyên, cán bộ kỹ thuật Trạm BVTV huyện Kỳ Sơn cho biết: Hiện nay, tình hình dịch hại trên các loại cây trồng vụ đông đang trong tầm kiểm soát. Đáng chú ý trên cây ngô có các đối tượng gây hại là sâu xám (mật độ gây hại trung bình 0,1-0,5 con/m2, cao 2-3 con/m2), sâu cắn lá (mật độ trung bình 0,3-0,5 con/m2, cao 2-4 con/m2), bệnh đốm lá, sâu đục thân... Trên cây rau có bọ nhảy (mật độ gây hại trung bình 1-3 con/m2, cao 6-7 con/m2), rệp (tỷ lệ hại phổ biến 2-4% trên số cây, cao 6-8% số cây), sâu xanh, sâu khoang gây hại rải rác. Trên cây mía có rệp sáp, rệp xơ trắng, sâu đục thân. Trên cây ăn quả như nhãn, vải có nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gân lá... Các đối tượng này gây hại rải rác, dự báo trong thời gian từ nay đến giữa tháng 12 sẽ tiếp tục gây hại.

 

Theo nhận định của Trạm BVTV huyện Kỳ Sơn, tuy mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh hiện nay không cao và chưa có khả năng phát sinh thành dịch hại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây trồng nhưng bà con nông dân không vì thế mà chủ quan. Cần sát sao theo dõi sự xuất hiện gây hại của các đối tượng sâu bệnh chính trên rau màu để kịp thời các biện pháp phòng trừ ở những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao, chú ý các đối tượng đã nêu để có biện pháp xử lý đúng, đủ, đạt hiệu quả. Về các biện pháp chăm sóc cây trồng. Trước hết cần làm sạch cỏ để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng, đồng thời loại bỏ được những nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu. Đối với một số loại rau màu như cà chua, dưa chuột, mướp, đậu... cần phải làm giàn chắc chắn để tránh đổ ngã, giúp cây tăng khả năng phát triển, quang hợp, từ đó nâng cao năng suất. Riêng đối với diện tích ngô đông cần chủ động thoát nước tốt, bón phân đầy đủ và cân đối, xới xáo chăm sóc kịp thời để phòng ngừa bệnh huyết dụ, chú ý theo dõi sự xuất hiện của bệnh lùn sọc đen tại những vùng bệnh đã xuất hiện trên lúa mùa. Đặc biệt, Trạm BVTV khuyến cáo, trong những ngày có mưa, do nhiệt độ và độ ẩm tăng cao nên rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu nên nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại, không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng trừ tập trung, đúng lúc và phải đặc hiệt chú ý thời gian cách ly đúng theo quy định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

 

 

 

                                                                                Thu Trang

 

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục