(HBĐT) - Ngày 15/11/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN) (Luật số 29/2018/ QH14), Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29/11/2018 (Lệnh số 8/2018/L-CTN). Luật Bảo vệ BMNN được ban hành, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ BMNN số 30/2000/PL-UBTVQH10.

Luật Bảo vệ BMNN được ban hành xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ BMNN, trên cơ sở kế thừa những quy định còn nguyên giá trị của Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 và bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn bảo vệ BMNN trong tình hình hiện nay, vừa bảo đảm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự được thuận lợi, vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân; đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Luật Bảo vệ BMNN được xây dựng và bố cục thành 5 chương, 28 điều, với một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm BMNN, theo đó, "BMNN là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”. Như vậy, theo khái niệm này, BMNN có 3 thuộc tính cơ bản: BMNN là thông tin có nội dung quan trọng; BMNN phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định theo quy định của Luật này; BMNN là thông tin chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định hình thức chứa đựng BMNN bao gồm: tài liêu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Ngoài ra, Luật còn quy định "bảo vệ BMNN là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm BMNN”. "Lộ BMNN là trường hợp người không có trách nhiệm biết được BMNN”. "Mất BMNN là trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý”.

Thứ hai, Luật bổ sung 5 nguyên tắc bảo vệ BMNN: (1) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển KT-XH, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (2) Bảo vệ BMNN là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. (3) Việc quản lý, sử dụng BMNN bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. (4) Chủ động phòng ngừa; kịp thời pháp hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ BMNN. (5) BMNN được  bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Luật còn quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ BMNN nhằm phòng ngừa lộ, lọt BMNN và làm căn cứ để xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ BMNN, như các hành vi: Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán BMNN; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa BMNN; thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao BMNN trái pháp luật; sao, chụp, lưu trữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa BMNN trái pháp luật; mang tài liệu, vật chứa BMNN ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ BMNN, sử dụng BMNN để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân; soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung BMNN trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ BMNN theo quy định của pháp luật về cơ yếu; truyền đưa BMNN trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu; chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi BMNN khi chưa loại bỏ BMNN; sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho  phép; đăng tải, phát tán BMNN trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Thứ tư, Luật quy định phạm vi BMNN là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trong đó, Luật giới hạn trong 15 lĩnh vực thông tin về chính trị; thông tin về QP-AN, cơ yếu; về lập hiến, lập pháp, tư pháp; về đối ngoại; thông tin về kinh tế; về tài nguyên và môi trường; về KH&CN; thông tin về GD&ĐT; về văn hóa, thể thao; lĩnh vực thông tin và truyền thông; thông tin về y tế, dân số; về lao động, xã hội; về tổ chức, cán bộ; thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; về kiểm toán Nhà nước.

Danh mục BMNN được Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm 3 độ mật: Tuyệt mật, Tối mật, Mật, trên cơ sở đề xuất của người có trách nhiệm lập danh mục BMNN theo khoản 2, điều 9  của Luật này và gửi hồ sơ đến Bộ Công an để thẩm định (trừ danh mục BMNN thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Quốc phòng). Quy định này đã thống nhất một chủ thể ban hành danh mục quy định cả ba độ mật và BMNN được quy định theo ngành, lĩnh vực áp dụng thống nhất từ T.Ư đến địa phương.

(Còn nữa)

Minh Phượng (Sở Tư pháp - TH)

Các tin khác


Tăng mức phạt đối với 2 bị cáo phạm tội “tàng trữ trái phép chất ma túy”

Ngày 1/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự trình tự phúc thẩm theo kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh sửa bản án sơ thẩm, buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng trọng lượng ma túy phải chịu chung và tăng hình phạt đối với các bị cáo: Hà Văn Hùng (SN 1990), trú tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Bùi Văn Hoàn (SN 1981), trú tại xã Vạn Mai (Mai Châu) bị Toàn án nhân dân huyện Mai Châu xét xử sơ thẩm về tội "tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 838 trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuần tra đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), xử lý vi phạm theo các chuyên đề về nồng độ cồn, ma túy, tải trọng, cải tạo kích thước thành, thùng xe... trong 15 ngày đầu năm 2024, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) trong toàn tỉnh đã xử phạt 838 trường hợp vi phạm với tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe đối với 228 trường hợp; tạm giữ 374 phương tiện các loại.

Công an thành phố Hòa Bình: Tiêu hủy trên 1.700 khẩu súng các loại

Công an thành phố Hòa Bình vừa tổ chức tiêu huỷ số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VKVLN - CCHT) thu giữ trong đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về VKVLN - CCHT trên địa bàn.

Xử lý trên 80 đối tượng phạm tội sau 15 ngày ra quân tấn công, trấn áp tội phạm

Sau 15 ngày triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán 2024, lực lượng Công an toàn tỉnh đã đấu tranh làm rõ 54 vụ, 81 đối tượng phạm pháp, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Vận động, thu hồi 260 khẩu súng các loại

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VKVLN-CCHT), trong năm 2023, lực lượng chức năng toàn tỉnh đã tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện, tự giác giao nộp, thu hồi 260 khẩu súng các loại.

Tội phạm đánh bạc chiếm 13,6% tổng số vụ tội phạm về trật tự xã hội

Theo thống kê, trong năm 2023, lực lượng chức năng Công an tỉnh và Công an các địa phương đã phát hiện, bắt 150 vụ, 487 đối tượng tội phạm đánh bạc. Trong đó, xử lý hành chính 96 vụ, 206 đối tượng; xử lý hình sự 54 vụ, 381 đối tượng, chiếm tỷ lệ 13,6% tổng số vụ tội phạm về trật tự xã hội (54/396 vụ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục