Những ngày đầu năm 2025, trên đảo Đá Tây (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), giữa không gian bao la của biển cả, Lễ chào cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động. Đối với mỗi đoàn công tác ra thăm quần đảo Trường Sa, đây là khoảnh khắc thiêng liêng, đậm tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Trang nghiêm, xúc động và tự hào lễ chào cờ tại quần đảo Trường Sa.
Những ngày đầu năm 2025, trên đảo Đá Tây (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), giữa không gian bao la của biển cả, lễ chào cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động. Đối với mỗi đoàn công tác ra thăm quần đảo Trường Sa, đây là khoảnh khắc thiêng liêng, đậm tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Trên đảo Đá Tây trong một ngày đầy nắng và gió, bầu trời xanh trong vời vợi. Những hàng cây bàng vuông lặng lẽ đón gió sớm, sóng vỗ nhè nhẹ vào mạn kè. Đội hình chiến sỹ đã sẵn sàng tại sân chào cờ. Từng người quân phục chỉnh tề, ánh mắt nghiêm trang. Lá cờ đỏ sao vàng dần được kéo lên, tung bay trong gió biển. Không chỉ là biểu tượng của Tổ quốc, trên đảo Đá Tây, lá cờ còn là biểu tượng của lòng kiên trung, của sự bất khuất, của lời thề sắt đá. Có chiến sỹ xúc động chia sẻ: "Khi nhìn lá cờ tung bay giữa đại dương, em thấy Tổ quốc gần lắm. Như là mẹ, là cha đang dõi theo mình”.
Điều đặc biệt của nghi lễ chào cờ trên đảo không chỉ ở không gian, mà còn ở tình cảm gắn bó thiêng liêng giữa con người, với sự tham gia của cán bộ, chiến sỹ và người dân sinh sống, làm việc trên đảo. Trong tiếng nhạc quốc ca, lòng người rưng rưng, dâng trào cảm xúc. "Mỗi lần chào cờ là một lần thấy mình sống có ích hơn, thấy mình là một phần của đất nước Việt Nam yêu dấu” - một ngư dân chia sẻ trong buổi được tham dự chào cờ trên đảo.
Ngay sau lễ chào cờ, Thượng úy Nguyễn Hạnh Phúc, đại diện cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Tây dõng dạc đọc 10 lời thề danh dự quân nhân. Giọng đọc rắn rỏi, thể hiện tinh thần kiên cường, ý chí bất khuất của người lính biển. Mỗi lời thề là một cam kết trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, thể hiện rõ trách nhiệm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Buổi lễ kết thúc, những người lính trẻ quay về với công việc thường nhật: tuần tra, quan sát, canh gác, duy tu sửa chữa, chăm sóc vườn rau, chăn nuôi, sinh hoạt văn hóa - thể thao...
Chị Vi Thị Thu Trang, người dân ở đảo Đá Tây chia sẻ: Mỗi lần được tham dự lễ chào cờ cùng cán bộ, chiến sỹ trên đảo tôi rất vinh dự, tự hào và vô cùng xúc động khi nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, tôi càng thêm yêu quê hương, yêu Trường Sa”.
Giữa trùng khơi mênh mông của Biển Đông, nơi những con sóng ngày đêm vỗ về dải san hô ngầm rộng lớn, trên đảo Đá Tây - một trong những điểm tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa của Tổ quốc, nghi lễ chào cờ được tổ chức với sự trang nghiêm và niềm tự hào của mỗi chiến sỹ, người dân trên đảo. Đó không chỉ là một nghi lễ thường kỳ, mà là sự khẳng định chủ quyền bất diệt, là tình yêu Tổ quốc giữa biển trời bao la.
Không chỉ riêng đảo Đá Tây, các đảo khác trong quần đảo Trường Sa đều tổ chức lễ chào cờ đầu tháng, đầu năm một cách trang nghiêm. Hướng mắt về Quốc kỳ, cùng hát Quốc ca, mỗi người như thầm hứa sẽ nỗ lực hết mình giữ gìn biển đảo - phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.
Trung tá Cấn Ngọc Sơn, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa cho biết: "Chào cờ là nghi thức không thể thiếu tại các đảo trên quần đảo Trường Sa. Dưới lá cờ Tổ quốc trước cột mốc chủ quyền, toàn thể quân và dân đều xúc động, coi việc canh giữ biển trời là trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi người lính đảo”.
Mỗi lần có tàu từ đất liền ra đảo, buổi chào cờ lại thêm ý nghĩa thiêng liêng. Có người ra công tác lần đầu, có người là nhà báo, phóng viên, nghệ sĩ… tất cả đều rưng rưng xúc động khi đứng dưới lá cờ Tổ quốc giữa trùng khơi, cảm nhận sự hy sinh thầm lặng nhưng hết sức cao cả nơi đầu sóng ngọn gió để giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam.
Trong tiếng gió hòa cùng tiếng sóng, ánh mắt mọi người đều hướng lên Quốc kỳ. Lời bài hát "Tiến quân ca” vang vọng giữa biển trời như nhắc nhở thế hệ hôm nay tiếp nối tinh thần yêu nước, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc: "Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước/ Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca…/ Tiến lên, cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền!”.
Hông Trung
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố vùng biển triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) và chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5.
Ngày 17/4, tại vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp lực lượng liên ngành của UBND thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) tổ chức tuần tra, kiểm soát khu vực vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh.
Trong 5 ngày (từ 11 đến 15/4), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam cùng lãnh đạo các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và các cơ quan, doanh nghiệp đi trên tàu CSB 8004 Vùng Cảnh sát biển 1 đã thực hiện chuyến khảo sát, nắm tình hình các vùng biển, đảo ven bờ năm 2025.
Xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là một trong những khâu đột phá được xác định trong nghị quyết hàng năm của Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Đình Cường, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam.
Được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng Việt Nam, từ ngày 2 - 6/4, Tàu H.T.M.S NARRESUAN (FFG-421) cùng đoàn công tác Vùng 1, Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Phó Đô đốc Arpa Chapanont, Tư lệnh Vùng 1, Hải quân Hoàng gia Thái Lan làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chào xã giao Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Ngày 2/4, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, những ngày gần đây thời tiết trên vùng biển Quảng Ngãi có gió to, sóng biển đã gây ra nhiều vụ mắc cạn, hư hỏng, chìm tàu cá trên các vùng biển của tỉnh gây thiệt hại lớn về tài sản của ngư dân.