(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Hòa Bình về phát triển vùng động lực kinh tế (VĐLKT) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Phạm vi VĐLKT tỉnh gồm toàn bộ danh giới của TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn và 9 xã của huyện Lạc Thủy là Thanh Nông, Phú Thành, Phú Lão, Cố Nghĩa, Lạc Long, Yên Bồng, Đồng Tâm, thị trấn Thanh Hà và thị trấn Chi Nê. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 90.667 ha, chiếm 19,7% diện tích toàn tỉnh; có 54 xã, thị trấn, chiếm 25,7% đơn vị hành chính cấp xã với 264.298 người, chiếm 32,1% dân số toàn tỉnh, trong đó có 198.224 người trong độ tuổi lao động, bằng 35,7% toàn tỉnh. 

Kế hoạch thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy nhằm đạt mục tiêu tổng quát là xây dựng VĐL trở thành vùng phát triển năng động, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; phát triển KT -XH nhanh, bền vững, có vai trò tác động lan tỏa tới các vùng khác của tỉnh; bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, QP- AN. 

Kế hoạch đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm:

- Công tác quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách: Tập trung rà soát quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH của các huyện, thành phố và quy hoạch phát triển các ngành, trong đó tập trung vào các nội dung ưu tiên phát triển VĐL, cập nhập vào Quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH của tỉnh đến năm 2030 được triển khai xây dựng sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực… Tập trung thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền cho VĐL; trước mắt thực hiện thí điểm một số lĩnh vực trọng tâm như: tài chính, thuế, đầu tư, quản lý đô thị. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi cao hơn cho VĐL. ưu tiên sử dụng quỹ phát triển đất vào mục đích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội phục vụ chung cho vùng vùng kinh tế động lực, đặc biệt là hạ tầng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). 

- Phát triển công nghiệp: Tập trung rà soát, lập danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư có điều kiện; cương quyết không chấp nhận các dự án sử dụng lãng phí tài nguyên, có công nghệ thấp, lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển nhanh, mạnh vào các khu, CCN, ưu tiên các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Thực hiện tốt công tác bồi thường, GPMB để giao đất triển khai thực hiện dự án… ưu tiên các nguồn lực hỗ trợ thực hiện chương trình khuyến công để thúc đẩy phát triển CN -TTCN, làng nghề. Xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu. 

- Phát triển dịch vụ: Phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch tự nhiên cùng tài nguyên du lịch nhân văn; tiếp tục khai thác tốt các điểm du lịch hiện có, đồng thời xúc tiến, mời gọi đầu tư hình thành các loại hình du lịch sinh thái; kết hợp du lịch và nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; du lịch thể thao, giải trí… Thực hiện xã hội hóa thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng mạng lưới chợ theo quy hoạch; tập trung rà soát, tạo quỹ đất để kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị tại các trung tâm huyện, thành phố… Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, tín dụng bảo hiểm… Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và cho các khu, CCN.

- Phát triển nông nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Triển khai lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của vùng để tập trung phát triển… Thực hiện xây dựng vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trường. Chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

Triển khai có hiệu quả Đề án "mỗi xã một sản phẩm” và các nội dung về tam nông, mô hình "liên kết bốn nhà” với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu dùng… 

- Phát triển kết cấu hạ tầng: Linh hoạt trong cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn để đầu tư hoàn thành kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, CCN, hạ tầng du lịch… Đẩy mạnh quy hoạch, phát triển các khu dân cư đô thị mới trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực. Tăng cường xúc tiến, tiếp cận các nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để đầu tư phát triển các đô thị, hạ tầng giao thông, điện nước và xử lý môi trường, cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các các KCN trong VĐL…

Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; văn hóa - thông tin, TDTT; khoa học - công nghệ và môi trường. Đồng thời, phân công nhiệm vụ và thời gian thực hiện đối với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố VĐL.


                                                                                                       PV


Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục