(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Chỉ thị số 45-CT/TU về nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20, ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư về "Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” tại các địa phương, đơn vị. Tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng đối với công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Các cấp ủy, trực tiếp và thường xuyên là thường trực cấp ủy phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Quan tâm công tác bảo quản, sưu tầm, khai thác tư liệu; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các công trình lịch sử ở các cấp; chú trọng nghiên cứu, biên soạn biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn kiện Đảng bộ tỉnh để xuất bản thành văn kiện. Tăng cường nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử chuyên đề của Đảng bộ tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2025, có trên 90% xã, phường, thị trấn; trên 80% ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh xuất bản lịch sử truyền thống hoặc kỷ yếu; có trên 70% đơn vị cấp huyện nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung và tái bản lịch sử đảng bộ cấp huyện (1930 - 2015 hoặc 1930 - 2020) hoặc xuất bản công trình đảng bộ cấp huyện quan các kỳ đại hội...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng bằng hình thức phong phú, sinh động và phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Phát huy giá trị của các cuốn sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống trong tuyên truyền, giáo dục lịch sử. Chú trọng đưa nội dung lịch sử địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) vào giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử đảng bộ địa phương ở Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố.

Quan tâm tuyển chọn, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử ở cấp tỉnh, cấp huyện đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có kiến thức chuyên ngành, có bản lĩnh chính trị và tinh thần trách nhiệm cao. Tăng cường công tác phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng tỉnh Hòa Bình...

P.V

 

 


Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục