(HBĐT) - Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, ngày 5/1/1966, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 133-NQ/TW về việc thành lập Ban Pháp chế T.Ư, là cơ quan có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất chủ trương, đường lối chung về lĩnh vực pháp chế và trực tiếp, hoặc tham gia soạn thảo một số dự án luật, pháp lệnh để trình Bộ Chính trị cho ý kiến, Quốc hội, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Đây chính là tổ chức tiền thân của Ban Nội chính T.Ư.


 Các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy trao đổi các giải pháp nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp. 

Nhìn lại chặng đường 55 năm xây dựng và trưởng thành, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan làm công tác tham mưu cho Đảng về nội chính có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của BCH T.Ư mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ngành Nội chính Đảng đã từng bước trưởng thành, phát triển. Từ chức năng tham gia chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc phức tạp về ANTT, ngành đã vươn rộng tầm tham mưu cho Đảng về chủ trương, chính sách lớn về an ninh quốc gia và phòng, chống tham nhũng (PCTN); về chủ trương, định hướng xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, các vụ án có biểu hiện oan, sai nghiêm trọng. Ngành Nội chính Đảng còn đóng góp to lớn trong việc tham mưu củng cố, kiện toàn về tổ chức, hoạt động, tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán bộ có chức danh tư pháp của các cơ quan nội chính từ T.Ư đến địa phương, góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

Cán bộ, viên chức Ban Nội chính Tỉnh ủy nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.


Việc tái lập Ban Nội chính T.Ư và Ban Nội chính các tỉnh ủy, thành ủy là chủ trương đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của công tác nội chính (CTNC) Đảng. Ban Bí thư đồng ý tiếp tục lấy ngày 5/1 hàng năm là Ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng và là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, nhân viên làm CTNC Đảng tiếp tục phát huy truyền thống, góp phần thực hiện tốt hơn CTNC và PCTN, đáp ứng yêu cầu của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Sau 7 năm thành lập và đi vào hoạt động, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã kiện toàn tổ chức, bộ máy, vừa làm tốt công tác tham mưu cho BTV Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTNC, PCTN và cải cách tư pháp (CCTP). Nổi bật như: Tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành các chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân, xử lý những kiến nghị, phản ánh của dân; quy định phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các huyện ủy, thành ủy trong CTNC, PCTN và CCTP; Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 23/1/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCH T.Ư Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; các kế hoạch rà soát thanh tra KT-XH hàng năm; kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố điều tra, truy tố xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế…; tham mưu BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành các chỉ thị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; PCTN, lãng phí; tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”; ban hành các quy chế phối hợp công tác giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các cơ quan hữu quan để tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị và trao đổi, cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật liên quan đến CTNC, PCTN và công tác CCTP… Bên cạnh đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy làm tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt việc tham gia về công tác cán bộ đối với những đồng chí bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý và cho ý kiến vào các báo cáo chính trị của các Đảng bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2020-2025…

Chất lượng, hiệu quả hoạt động tham mưu và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước không ngừng được nâng cao, phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo của Đảng đối với CTNC và PCTN, góp phần quan trọng tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác PCTN của tỉnh trên cả hai mặt phòng và chống.

Những kết quả trên cho thấy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, các cấp ủy, chính quyền tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và Nhân dân đã, đang đồng lòng, đoàn kết nghiêm túc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về CTNC và PCTN, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ổn định tình hình chính trị, QP-AN, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh.

Phát huy truyền thống 55 năm xây dựng và phát triển, bước vào giai đoạn mới, ngành Nội chính tham mưu cho BTV Tỉnh ủy thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là: Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN; chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 72-KH/TU, ngày 14/3/2017 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí. Gắn việc thực hiện PCTN với việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hai là: Chỉ đạo sâu, sát việc phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN, như Luật PCTN, Luật Tố cáo, Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 26-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc...

Ba là: Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ các nhóm giải pháp lớn, phục vụ công tác đấu tranh PCTN, lãng phí; triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ "Về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN đến năm 2020”, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu chính quyền các cấp; tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định công tác tổ chức, cán bộ; kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ; hoàn thiện thể chế về quản lý KT-XH; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác PCTN.

Bốn là: Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án, kế hoạch cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thiết lập đường dây nóng, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà của các cơ quan Nhà nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng chính quyền phục vụ doanh nghiệp và người dân.

Năm là: Tiếp tục chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, khẩn trương kết luận thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ lớn, kéo dài, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.

Sáu là: Từng bước công khai rộng rãi bản kê khai, minh bạch tài sản hàng năm, chủ động trong việc thực hiện xác minh tài sản thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai trên địa bàn khi có biến động bất thường; thông tin rộng rãi về việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác đấu tranh PCTN, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn.

Bảy là: Tiếp tục phát huy vai trò giám sát của Nhân dân, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, báo chí, cộng đồng doanh nghiệp trong đấu tranh PCTN; khuyến khích, động viên mọi tầng lớp Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng cho các cơ quan có thẩm quyền.


Nguyễn Đồng 
Ủy viên BTV, 
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục