(HBĐT) - Còn nhớ, cách đây chưa lâu, trong dịp trở về thăm lại khu di tích Tượng đài chiến thắng Tu Vũ (Thanh Thủy - Phú Thọ), nơi mở đầu cho những chiến thắng quan trọng trong chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 23/2/1952), thật may mắn chúng tôi gặp một bà cụ người bản xứ ở tuổi xưa nay hiếm. Tôi đã được nghe cụ kể về những trận đánh bẻ gãy nhiều đợt phản công của địch trên sông Đà; những trận đánh công kiên diệt đồn bốt địch để quân ta từ đây tiến về giải phóng Hòa Bình.



Tượng đài chiến thắng Tu Vũ (Thanh Thủy - Phú Thọ) nơi ghi dấu chiến thắng mở đầu cho chiến dịch Hòa Bình cách đây gần 70 năm.

Theo sự chỉ dẫn của những cán bộ xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), chúng tôi đã kết nối và trò chuyện được với cựu chiến binh (CCB) Đỗ Hạp, hiện là Trưởng Ban liên lạc CCB Trung đoàn 88 - đơn vị vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ nổ phát súng đầu tiên tiêu diệt đồn Tu Vũ mở đầu chiến dịch Hòa Bình khi xưa. Dù năm tháng đã mờ xa nhưng với người cựu binh này vẫn còn in đậm ký ức về những trận đánh. Trong câu chuyện, CCB Đỗ Hạp kể: Chiến dịch Hòa Bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do vậy, khi chuẩn bị mở chiến dịch Hòa Bình, nhiều lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp thị sát nắm tình hình địch và Đại tướng đã chọn Tu Vũ là nơi mở đầu chiến dịch.

Sau khi ra sức củng cố thế phòng ngự, tiến hành bình định, tăng cường lực lượng. Đầu năm 1951, viên tướng viễn chinh của quân đội Pháp là Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi cho rằng, đã đến lúc có thể chuyển sang thế phản công giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Vì thế, Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi cấp tốc vạch ra một kế hoạch phản công và quyết định tung toàn bộ lực lượng cơ động chiến lược ra mở cuộc hành quân tái chiếm tỉnh Hòa Bình - khi đó là tỉnh tự do duy nhất của Liên khu 3. Chọn Hòa Bình làm điểm quyết chiến mở đầu cho cuộc phản công giành lại thế chủ động, Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi đã tổ chức cuộc hành binh "Hoa tulip” là khúc dạo đầu. Theo đó, ngày 10/11/1951, 12 tiểu đoàn bộ binh và 5 cụm pháo binh của Pháp bất ngờ chiếm Chợ Bến, cắt đường di chuyển của bộ đội ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Tiếp đó, đến ngày 14/11, Tướng Sa - lăng chỉ huy 16 tiểu đoàn, 8 cụm pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội xe tăng cùng 3 tiểu đoàn nhảy dù xuống thị xã Hòa Bình. Ngay trong đêm, 2 binh đoàn cơ động của Pháp chia thành 2 hướng, một theo đường 6 tiến về thị xã Hòa Bình và một theo sông Đà tiến chiếm Tu Vũ nhằm mục đích buộc "chủ lực đối phương phải tham chiến”. Tính đến chiều 15/11/1951, đích thân Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi chủ trì cuộc họp báo tại Hà Nội để loan tin "Chiến thắng Hòa Bình” và dựng lại "Xứ Mường tự trị”. Sau đó, địch đã tổ chức lực lượng thành 3 phân khu, gồm phân khu Chợ Bến, phân khu Sông Đà, phân khu Hòa Bình (bao gồm cả đường 6). Các phân khu được xây dựng theo cấu trúc hệ thống phòng ngự dã chiến với 28 cứ điểm lớn, nhỏ, biến khu vực Hòa Bình - sông Đà - đường 6 trở thành một tập đoàn cứ điểm mạnh... 



Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan trên quốc lộ 6 (cũ) ghi dấu chiến công anh hùng trong những trận đánh địch tại Hòa Bình, trở thành nơi sinh hoạt ngoại khóa, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Về phía ta, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh nhận định: Cuộc tiến công ra Hòa Bình của địch sẽ gây cho ta những khó khăn nhất định. Nhưng cũng tạo cho ta một cơ hội tốt để tiêu diệt sinh lực của chúng. Trước tình hình trên, Chủ tịch     Hồ Chí Minh và Thường vụ T.Ư Đảng đã nhất trí mở "Chiến dịch Hòa Bình” với nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch. Chiến dịch Hòa Bình sẽ thực hiện đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch. Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ đạo chiến dịch và mặt trận chính diện Hòa Bình. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch. Ngay trước thời điểm diễn ra chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết một bản huấn lệnh kêu gọi toàn thể cán bô, chiến sỹ, bộ đội chủ lực, bội đội địa phương và dân quân du kích: "Tìm địch mà đánh, diệt các cứ điểm mới đóng của địch, diệt các đội càn quét của chúng, cắt đứt đường giao thông liên lạc của chúng, biến sông Đà thành sông Lô năm xưa, đường số 6 thành đường số 4, tiêu diệt sinh lực địch, phá tan âm mưu chiếm đóng Hòa Bình”. Bản huấn lệnh của Đại tướng đã tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiễn sỹ, bộ đội, đặc biệt là bộ đội và dân quân du kích của Hòa Bình trong cuộc chiến chống lại đội quân viễn chinh Pháp mạnh hơn ta nhiều lần về vũ khí trang bị. Điều mà sau này, Đại tướng đã chia sẻ trong cuốn Hồi ký của mình: "Tôi lên đường tư tưởng không một chút hoài nghi, phân vân. Chiến dịch này chỉ có thắng lớn hoặc thắng nhỏ, nhưng nhất định thắng. Đáp số đã hiện lên rõ mồn một: ta sẽ tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như các vùng địch hậu sẽ được phục hồi”. 

Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 10/12/1951 dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại mặt trận Hòa Bình, Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 đã tiêu diệt địch, đột phá phòng tuyến sông Đà. Đến đêm 10/12, Trung đoàn 88 tiến công san phẳng vị trí đồn Tu Vũ - một vị trí lớn thuộc cụm phòng ngự then chốt của phân khu sông Đà - mở đầu cho cuộc tiến công lớn tiêu diệt địch tại Hòa Bình. Dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với phương châm chỉ huy "đánh điểm, diệt viện”, chỉ sau 3 đợt công kích, ta đã đập tan phòng tuyến sông Đà, làm chủ tuyến giao thông đường sông lên Hòa Bình của địch. Đồng thời uy hiếp tuyến giao thông đường 6 lên sông Đà mà địch đang kiểm soát. Đứng trước thực tế đường sông bị cắt đứt, đường 6 bị uy hiếp, thị xã Hòa Bình liên tục bị tập kích. Hòa Bình đứng trước nguy cơ cô lập và bị tiêu diệt, từ ngày 22 - 24/2/1952, quân Pháp buộc phải rút chạy khỏi Hòa Bình. Tổng kết chiến dịch Hòa Bình, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6 nghìn quân Pháp, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 tàu chiến, phá hủy 12 khẩu pháo và hàng trăm xe vận tải, thu 24 khẩu pháo, giải phóng khu vực Hòa Bình - sông Đà, giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với các liên khu 3, 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch. Làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ đông chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của Pháp. Trong chiến dịch này, quân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công chi viện lương thực, thực phẩm cho bộ đội, tham gia, phối hợp hàng chục trận đánh, tiêu diệt một lượng lớn sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

Trong chiến dịch đã thể hiện rõ vai trò, sự tài tình, quyết đoán của vị Tổng chỉ huy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong mọi hoàn cảnh Đại tướng đều sáng suốt chỉ huy và ra những mệnh lệnh đúng đắn trên chiến trường. Khi giao nhiệm vụ cho Đại đội 41 luồn sâu, bí mật đột nhập vào trận địa pháo của địch nằm kẹp giữa xóm Đúng và đồi Dè, thị xã Hòa Bình tiêu diệt trận địa pháo của địch ở đây, Đại tướng đã giao nhiệm vụ, úy lạo tinh thần cán bộ, chiến sỹ bằng bức thư tay trước giờ ra trận: "Các đồng chí được nhận nhiệm vụ xung phong vào ngay trung tâm địch, diệt hỏa lực của chúng, giúp các bạn chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đó là một vinh dự lớn. Bí mật và bất ngờ, anh dũng và kiên quyết, nhanh và gọn! Tôi tin các đồng chí sẽ làm tròn nhiệm vụ và trước khi các đồng chí ra trận, tôi gửi đến các đồng chí lời chào Quyết thắng”.

Chiến dịch giải phóng Hòa Bình, dù  cách đây đã gần 70 năm. Nhưng chiến thắng ấy, sử sách vẫn còn ghi, dạ người còn tạc. Chiến thắng của một dân tộc anh hùng, với ý chí sắt đá không gì lay chuyển được; một chiến thắng còn nguyên những dấu ấn về sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của  Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và chiến thắng trong chiến dịch Hòa Bình đã trở thành một bản hùng ca chiến thắng trong dòng chảy lịch sử của dân tộc thời đại Hồ Chí Minh...


 Mạnh Hùng

Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục