Nhân kỷ niệm 60 năm ngày Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao (05/09/2022-05/09/2022), ngày 5/9 tại thủ đô Viêng Chăn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam và Lào về lịch sử của mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào; cách thức thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt – Lào, đồng thời gửi lời nhắn nhủ tới thế hệ trẻ của 2 nước Việt Nam và Lào.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam và Lào.

TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

Xin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết về lịch sử mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam và tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Lào - Việt Nam?

Như chúng ta đã biết, Lào - Việt Nam là 2 nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, người dân 2 nước đã cùng nhau sinh sống hòa bình từ xa xưa. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, 2 nước cùng rơi vào cảnh mất độc lập, người dân bị áp bức, bóc lột dưới ách thống trị của đế quốc ngoại xâm.

Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp đến là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Nhân dân Campuchia đã lãnh đạo, kề vai sát cánh đấu tranh chống kẻ thù chung, giành được độc lập, tự do hoàn toàn cho nhân dân 3 nước Đông Dương.

Đối với Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào trước đây do Chủ tịch Kaysone Phomvihane lãnh đạo, luôn coi tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu với Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội Việt Nam, nhân dân Việt Nam là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của mình; tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt của 2 Đảng, 2 Nhà nước và nhân dân 2 nước Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào đã hình thành từ đó cho đến nay.

Nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Lào - Việt Nam ngày 5/9/1962, hôm nay vừa tròn 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 2 nước chúng ta luôn coi trọng và cùng nhau kỷ niệm, lấy năm 2022 là năm kỷ niệm 2 sự kiện lớn của 2 nước. Tôi muốn nói rằng, việc quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Vương quốc Lào vào thời điểm đó là kết quả thắng lợi to lớn của cách mạng 2 nước chúng ta, làm cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có vai trò, ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. Tại Lào, Hiệp định Geneva về Lào ký năm 1962 dẫn đến việc thành lập Chính phủ 3 bên. Vào thời gian đó, sự đấu tranh chính trị, ngoại giao của lực lượng yêu nước trong Chính phủ 3 bên dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Lào với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 5/9/1962.

Đây là sự kiện quan trọng, là bước tiến mới trong thắng lợi về mặt ngoại giao của lực lượng cách mạng 2 Đảng, 2 Nhà nước, do trước đó, tại thủ đô Viêng Chăn chỉ có Đại sứ quán của chính quyền ngụy Sài Gòn, do phía Viêng Chăn và phương Tây không công nhận bất kỳ chính phủ nào của Việt Nam ngoài chính quyền ngụy Sài Gòn. Nhưng sau ngày 5/9/1962, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đặt Đại sứ quán tại thủ đô Viêng Chăn và Vương quốc Lào cũng đặt Đại sứ quán tại Hà Nội bên cạnh Văn phòng Đại diện Trung ương Mặt trận Lào yêu nước.

 

Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Lào và Việt Nam là sự kiện lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa 2 nước, là kết quả của cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao đi đôi với sự cân bằng trên mặt trận quân sự của 2 nước Lào-Việt Nam; là sự đáp ứng yêu cầu của cách mạng 2 nước, công nhận về mặt pháp lý và là cơ sở cho việc tiếp nối cho 2 nước sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập và sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đến nay.

Thưa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, theo Ngài, 2 nước nên quan tâm lĩnh vực nào để tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào-Việt Nam trong thời gian tới? 

Tinh thần hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa Lào - Việt Nam không chỉ là tình cảm đồng chí, anh em khăng khít mà còn là tình đoàn kết gắn bó bền chặt. Tất cả đã trở thành tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện đã, đang và sẽ sống mãi cùng với người dân 2 nước chúng ta.

 

Để làm cho mối quan hệ hiếm có này tiếp tục tồn tại, phát triển, tôi thấy rằng: (1) Lào - Việt Nam sẽ tiếp tục nắm chắc tay nhau, cùng nhau tiến bước, tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ nhau, cùng trao đổi các bài học, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện cho nhau để phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước; cùng nhau phát huy các thế mạnh, tiềm năng, điểm đặc biệt của mỗi nước để khai thác đem lại những bước tiến mới vì lợi ích của nhân dân 2 nước chúng ta; (2) Tiếp tục triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo 2 Đảng, cam kết, thỏa thuận của 2 Chính phủ trong từng giai đoạn thành hiện thực, đem lại lợi ích thiết thực cho 2 nước và nỗ lực tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn nữa, tương xứng với mối quan hệ về chính trị giữa Lào-Việt Nam, Việt Nam - Lào; (3) Tiếp tục quan tâm hợp tác về văn hóa-xã hội, nâng cao chất lượng hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, hợp tác giải quyết các vấn đề có thể gây ra hiện tượng tiêu cực dọc biên giới 2 nước, làm cho biên giới hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho người dân dọc biên giới 2 nước đi lại, làm ăn, phát triển; (4) Tiếp tục làm cho người dân 2 nước biết, hiểu sâu sắc về lịch sử của tình hữu nghị, đoàn kết trong sáng giữa 2 dân tộc, để quần chúng nhân dân 2 nước bảo vệ sự ổn định lâu dài, đánh bại các âm mưu, hành động của các thế lực thù địch nhằm phá hoại mối quan hệ giữa 2 nước chúng ta.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước muốn nhắn gửi gì tới người dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ của hai nước Lào-Việt Nam nhân dịp quan trọng này? 

Chúng ta rất vui mừng khi thấy rằng, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện là truyền thống giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước và nhân dân 2 nước Lào - Việt Nam, đã được các thế hệ đi trước dày công vun đắp, đến nay vẫn không ngừng được tăng cường, phát triển, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước Lào - Việt Nam.

Nhân dịp này, tôi xin trân trọng nhắn nhủ tới các tầng lớp người dân Lào và Việt Nam: hãy cùng kế tục sự nghiệp của thế hệ đi trước, ra sức vun đắp mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam không ngừng đơm hoa kết trái, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Thế hệ trẻ Lào - Việt Nam là những người tiếp nối tốt, là những người bảo vệ, vun đắp mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam như bảo vệ chính con ngươi của mình; hãy hợp tác, chung sức, chung lòng, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau trên tinh thần đồng chí, anh em, cùng nhau bảo vệ những thành quả cách mạng, xây dựng phát triển đất nước phồn vinh, vững mạnh theo mục tiêu lý tưởng của 2 Đảng; cùng xây dựng các phong trào để chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Lào - Việt Nam 2022 với các nội dung sâu sắc, thành công tốt đẹp.

Nhân dịp 77 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tôi gửi lời chúc mừng chân thành, rất vui mừng trước những thành tựu mà đồng chí Việt Nam đã giành được trong suốt 77 năm qua; chúc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dân Việt Nam anh em sẽ tiếp tục giành được những thành tựu to lớn hơn nữa, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục sự nghiệp đổi mới mạnh mẽ, đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đạt được các mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chúc mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào mãi mãi tươi đẹp, vững bền.

Trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước!


Theo Baotintuc

Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục