Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Điểm nhấn tiếp theo đó là các quy định về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được hoàn thiện. Từ việc thể chế các văn bản của Đảng đến các quy định của hệ thống pháp luật đã từng bước thể hiện được các nguyên tắc và yêu cầu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực đó là "3 không” (không thể, không dám và không cần tham nhũng). Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hướng tới khắc phục các lỗ hổng và minh bạch hoá của hệ thống pháp luật; nâng cao trách nhiệm giải trình của các chủ thể lãnh đạo và quản lý trước dư luận Nhân dân. Vai trò giám sát của người dân và báo chí được phát huy với tư cách là trung tâm của quyền lực, là chủ thể quản lý nhà nước và xã hội.

Điểm nhấn đặc biệt là công tác xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực được thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, kỷ luật đảng đi trước, kỷ luật hành chính, xử lý trách nhiệm hình sự đồng bộ, kịp thời và tương xứng với vi phạm. Vì vậy đã không ít người từng là cán bộ, đảng viên từ cấp tỉnh đến cơ sở phải cúi đầu nhận tội và sự trừng phạt của pháp luật để lại tiếng xấu cho dòng họ, gia đình và người thân.

Tuy rằng công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang được thực hiện với sự quyết tâm, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đó là "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, ấy vậy mà có không ít cán bộ, đảng viên, những người có chức vụ, quyền hạn vẫn có thái độ "đàn gảy tai trâu” với phòng chống tham nhũng, tiêu cực, coi đó như không phải việc của mình. Họ không chỉ có thái độ thờ ơ, vô cảm mà trong số đó không ít người vẫn "ngựa quen đường cũ", tranh thủ chấm mút, xà xẻo công quỹ, chèn ép doanh nghiệp và người dân hòng kiếm chác nhiều, ít khi còn tại vị!. Những vụ, việc hàng loạt bộ sậu cả cấp huyện, cấp xã ở một số địa phương, đơn vị trong tỉnh lần lượt sa lưới pháp luật gần đây phải chăng chưa phải là những lời cảnh tỉnh cho những người còn u mê thời cuộc?

Cần phải nhận thức rằng công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực là "cuộc chiến” chưa bao giờ có hồi kết, những kết quả đạt được trong thời gian qua chỉ là kết quả bước đầu. Tại hội nghị Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, các cơ quan chức năng cần phát huy kết quả đạt được, thực hiện "4 hơn” (làm tích cực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và hiệu quả hơn nữa) và "3 không” (không đùn đẩy, không né tránh và không đổ lỗi khách quan) với tinh thần "kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Rồi đây nhiều lĩnh vực mới sẽ được đưa vào tầm ngắm không chỉ là đầu tư công, đất đai, tài chính mà các lĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm cả an sinh xã hội, phúc lợi công cộng cũng sẽ được kiểm soát. Những hiện tượng cán bộ, đảng viên "giàu nhanh” bất thường, nhiều tài sản, đất đai phải minh bạch câu trả lời với Đảng và Nhân dân tiền, tài sản đó ở đâu mà có. Những doanh nghiệp "cấp huyện” bỗng dưng lớn mạnh cũng sẽ được rà soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, xã hội và người lao động để đảm bảo tính minh bạch, bền vững của nền kinh tế, an ninh, an toàn cho người dân, cho xã hội. Vì thế, mỗi người cần nhận thức sâu sắc, trách nhiệm và cách hành xử đúng để không rơi vào vòng lao lý. Xin đừng để "biết thế” thì đã quá muộn!.


N.T.S

Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục