Các đại biểu nữ nông dân xã Yên Mông đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các đại biểu nữ nông dân xã Yên Mông đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

(HBĐT) - Ngày 22/2, tại UBND xã Yên Mông (thành phố Hoà Bình), Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội, Viện nghiên cứu Xã hội – Môi trường đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức buổi tham vấn ý kiến nữ nông dân nông thôn xã Yên Mông về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Tại buổi tham vấn, các đại biểu nữ nông dân xã Yên Mông đã được nghe chuyên gia của Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội trình bày về vai trò, tầm quan trọng của Hiến pháp, sự cần thiết của việc sửa đổi Hiến pháp; quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; những điểm mới, sửa đổi, bổ sung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1992.

 

Buổi tham vấn tập trung vào việc lấy ý kiến của các đại biểu nữ nông dân về những chương, điều có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của nữ nông dân nông thôn như: quyền và nghĩa vụ công dân, quyền sống, quyền khiếu nại tố cáo, quyền sở hữu, quyền trẻ em, quyền văn hoá…; nghĩa vụ của mọi người, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ nộp thuế….

 

Các đại biểu được tham vấn theo hình thức “đồng ý” hoặc “không đồng ý”; “thay đổi” hoặc “không thay đổi” với các quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; những ý kiến đóng góp bổ sung…

 

Tại buổi tham vấn, các đại biểu đã thể hiện sự nhất trí cao với những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến năm pháp 1992. Những ý kiến trong buổi tham vấn sẽ được Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội tổng hợp và trình Ban chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xem xét.

                                                                                               

 

                                                        Dương Liễu

 

 

Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục